2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, không phải ai cũng có nhận thức đúng đắn trong các hành động để bảo vệ môi trường. Vì lẽ đó, Nhà nước đã đề ra 14 hành vi bị nghiêm cấm trong công tác bảo vệ môi trường được quy định cụ thể trong Luật Bảo vệ môi trường, để hướng dẫn người dân thực hiện tốt nghĩa vụ và trách nhiệm của mình.
Tiếp nối Phần 2, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 4 hành vi cuối cùng bị nghiêm cấm tại Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Khoản 10 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định hành vi nghiêm cấm sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, quyền tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những quyền quan trọng của công dân. Tuy nhiên, sản xuất kinh doanh phải dựa trên khuôn khổ mà pháp luật không cấm. Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều ảnh hưởng không nhỏ lên môi trường. Mục đích của sản xuất kinh doanh là lợi nhuận nên đã bỏ qua nhiều tiềm ẩn rủi ro đến môi trường để đạt được lợi nhuận cao nhất. Vì vậy, Nhà nước nghiêm cấm các hoạt động sản xuất, kinh doanh có chứa các yếu tố độc hại vượt chuẩn đối với môi trường và các sản phẩm gây nguy hại đến con người và tự nhiên.
Theo khoản 11 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“11. Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ô-dôn theo quy định của điều ước quốc tế về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”
Tầng ô – dôn là một lớp sâu trong tầng bình lưu, bao quanh Trái Đất, chứa một lượng lớn ô dôn. Lớp này có nhiệm vụ quan trọng trong việc Trái Đất khỏi phần lớn các bức xạ cực tím có hại đến từ Mặt Trời, bảo vệ cuộc sống của con người, của hệ sinh thái động thực vật trên Trái Đất. Trên thực tế, hiện nay, tầng ô dôn đang suy giảm đáng kể, là một trong những yếu tố gây ra biến đổi khí hậu, có tác động xấu đến môi trường toàn cầu. Nguyên nhân gây thủng tầng o dôn chủ yếu đến từ các hoạt động của con người trong các sản xuất hay tiêu thụ các chất gây suy giảm tầng ô dôn.
Vì thế, để góp phần vào bảo vệ tầng ô dôn, Nhà nước ta đã triển khai nhiều hoạt động thích hợp và đã tham gia vào Công ước Vienna và Nghị định thư Montreal, trong đó có những cam kết về việc cắt giảm, loại trừ hoàn toàn các chất làm suy giảm tầng ô dôn.
Khoản 12 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 nghiêm cấm các hành vi phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên.
Di sản thiên nhiên là các di tích do tự nhiên tạo thành bởi các cấu trúc hình thể và sinh vật học hoặc bởi cấu trúc địa chất học và địa lý tự nhiên, có giá trị đặc biệt trong thẩm mỹ và khoa học. Các di sản này là nguồn tài nguyên quý giá, góp phần làm nên thương hiệu, hình ảnh của quốc gia, dân tộc, đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, hiện nay có không ít tình trạng phá hoại, xâm chiếm di sản thiên nhiên nhằm mục đích xây dựng, kinh doanh trái phép, chưa được các cấp thẩm quyền cho phép dẫn đến mai một, biến mất của một số công trình đến từ thiên nhiên.
Khoản 13 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định cấm phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường.
Môi trường luôn là đề tài nóng bỏng được xã hội quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, Nhà nước và Chính phủ đã có những chính sách nâng cao thiết bị công nghệ, phương tiện phục vụ bảo vệ môi trường. Điều này cũng cần đến nguồn lực không nhỏ cả về sức người và nguồn vốn. Vì thế, hành vi phá hoại, xâm chiếm các công trình, thiết bị này là đáng lên án và được Nhà nước nghiêm cấm mạnh mẽ.
Hành vi này được quy định rõ ràng tại khoản 14 Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về nghiêm cấm lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
“Lợi dụng chức vụ, quyền hạn” quy định tại khoản 1 Điều 356 Bộ luật hình sự số 12/2017/QH14 ngày 20 tháng 6 năm 2017 là dựa vào chức vụ, quyền hạn được giao để làm trái hoặc làm không đúng quy định của pháp luật.
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn thể xã hội, không phân cấp độ. Đặc biệt, các lãnh đạo cơ quan, người đi đầu lại càng phải nghiêm chỉnh thực hiện để làm gương cho nhân dân. Do đó hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định pháp luật được Nhà nước liệt vào hành vi bị nghiêm cấm để đảm bảo trật tự xã hội và bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh