2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việt Nam là một quốc gia có mạng lưới sống ngoài dày đặc với 2 con sông lớn gồm Sông Hồng, Sông Cửu Long và hơn 2300 con sông dài trên 10 km, 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Với điều kiện tự nhiên như vậy, từ xa xưa đất nước ta đã chú trọng và phát triển mạnh mẽ các ngành nghề gắn liền với công tác thủy lợi. Tuy nhiên, với địa hình tương đối bằng phẳng so với mạng lưới sông ngòi thì về mùa mưa, lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Đến mùa khô thì dòng nước trên sông xuống thấp chỉ còn 20%-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước, khô cằn trầm trọng. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất và đời sống con người thì cần phải xây dựng hệ thống thủy nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn. Tiếp nối Phần 1, trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày nội dung tiếp theo về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đê điều.
Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009;
2. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;
3. Luật số 60/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Khoản 6 Điều 7 Luật Đê điều nghiêm cấm hành vi sau:
“6. Sử dụng xe cơ giới vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê; sử dụng xe cơ giới đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, cứu hỏa.”
Cụ thể, hành vi sử dụng xe đi trên đê bị cấm và sẽ bị xử pháp khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe cơ giới, xe máy chuyên dùng vượt quá tải trọng cho phép đi trên đê.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên đê khi có biển cấm trong trường hợp đê có sự cố hoặc có lũ, lụt, bão, trừ xe kiểm tra đê, xe hộ đê, xe làm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu thương, xe chữa cháy.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe cơ giới đi trên đê không đúng quy định trong giấy phép.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe cơ giới đi trên đê không có giấy phép.
Khoản 7 Điều 7 Luật Đê điều nghiêm cấm hành vi sau:
“7. Đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông; để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều, trừ vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.”
Trong đó, phạm vi bảo vệ đê điều bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, công trình phụ trợ và hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê. Lòng sông là phạm vi giữa hai bờ sông.
Như vậy, hành vi đổ chất thải trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông, lòng sông có thể bị phạt hành chính từ 1.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy theo khối lượng chất thải.
Hành vi để vật liệu trong phạm vi bảo vệ đê điều có thể bị phạt từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng tùy khối lượng vật liệu.
Hành vi bị nghiêm cấp tiếp theo là chiếm dụng, sử dụng hoặc di chuyển trái phép vật tư dự trữ phòng, chống lũ, lụt, bão.
Vật tư dự trữ phòng chống lũ, lụt, bão được hiểu là vật tư, phương tiện, trang thiết bị có cấu tạo, tính chất, công năng đặc biệt được trực tiếp sử dụng để thực hiện các nhiệm vụ phòng, chống thiên tai của cơ quan, tổ chức.
Ví dụ như: áo phao cứu hộ, thuyền cứu hộ, thiết bị di động theo dõi diễn biến, phân tích thiên tai; thiết bị cảnh báo động đất, sóng thần; thiết bị cảnh báo sớm lũ quét, sạt lở đất; thiết bị thu ảnh mây vệ tinh phục vụ phân tích thiên tai; máy bay không người lái đáp ứng yêu cầu thu thập hình ảnh, tìm kiếm thông tin tiếp cận nơi đã, đang xảy ra thiên tai...
Các hành vi còn lại sẽ được Luật Hoàng Anh phân tích rõ ở Phần 3.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh