2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Theo đó, việc ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển… được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Nhà nước chú trọng. Vì vậy, Chính phủ đã đề ra những quy định cụ thể về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm quản lý sát sao, chặt chẽ các hoạt động thuộc lĩnh vực này.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung về Các hoạt động bị hạn chế trong hành lang bảo vệ bờ biển theo Điều 25 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 (sau đây được gọi tắt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015).
Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2013/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015
Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất. Theo đó, Nhà nước hạn chế hoạt động khai thác nước dưới đất.
Việc khai thác nước dưới đất chỉ được tiến hành trong trường hợp khẩn cấp phục vụ phòng chống thiên tai, hỏa hoạn, khắc phục sự cố môi trường hoặc khai thác nước dưới đất phục vụ các Mục đích khác khi không có nguồn nước nào khác để khai thác.
Hành lang bảo vệ bờ biển là dải đất ven biển được thiết lập ở những khu vực cần bảo vệ hệ sinh thái, duy trì giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên ở vùng bờ; giảm thiểu sạt lở bờ biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng; bảo đảm quyền tiếp cận của người dân với biển.
Theo điểm b khoản 1 Điều 25 Luật Tài nguyên môi trường biển và hải đảo 2015 thì hạn chế đối với hành vi Khai hoang, lấn biển trên hành lang bảo vệ bờ biển.
Việc khai hoang, lấn biển, thăm dò khoáng sản, dầu khí chỉ được thực hiện khi có văn bản chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, Nhà nước hạn chế hoạt động Cải tạo công trình đã xây dựng bởi có thể ảnh hưởng xấu đến môi trường và kết cấu hành lang trên bờ biển.
Việc cải tạo công trình đã xây dựng chỉ được thực hiện nếu không làm thay đổi Mục đích sử dụng, quy mô, kết cấu, độ sâu, chiều cao của công trình đã xây dựng hoặc việc cải tạo công trình đã xây dựng có tác động tốt hơn đối với việc duy trì, bảo vệ hành lang bảo vệ bờ biển.
Điểm d khoản 1 Điều 25 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định hạn chế hành vi trên hành lang bảo vệ bờ biển sau:
“d) Thăm dò khoáng sản, dầu khí;”
Tài nguyên biển và hải đảo bao gồm tài nguyên sinh vật và tài nguyên phi sinh vật thuộc khối nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển, vùng đất ven biển và quần đảo, đảo, bãi cạn lúc chìm lúc nổi, bãi ngầm (sau đây gọi chung là hải đảo) thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam.
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Theo đó, thăm dò khoáng sản là giai đoạn độc lập trong quá trình nghiên cứu tuần tự cấu trúc địa chất của lòng đất. Nó được bắt đầu từ thời điểm làm sáng tỏ các tích tụ khoáng sản trong giới hạn các khu vực cục bộ (mỏ) của vỏ trái đất và được hoàn thành sau khi kết thúc công tác khai thác mỏ.
Hạn chế Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ làm suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên.
Hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ làm suy thoái hệ sinh thái vùng bờ, suy giảm giá trị dịch vụ của hệ sinh thái và cảnh quan tự nhiên chỉ được tiến hành khi đã có giải pháp bảo đảm không làm ảnh hưởng đến yêu cầu, Mục tiêu của việc thiết lập hành lang bảo vệ bờ biển.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh