2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nước ta được thiên nhiên ưu đãi với nguồn thủy sản đa dạng và phong phú. Vì vậy, khai thác thủy sản là một trong những lĩnh vực mang lại nguồn thu cho đất nước và người dân. Chính phủ đã đề ra những quy định cụ thể về hoạt động khai thác thủy sản trên biển, trong đó có quy định về hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về điều kiện cấp phép cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Luật số: 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017 sau đây gọi là Luật Thủy sản 2017.
- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08 tháng 03 năm 2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản.
Hoạt động thủy sản là hoạt động bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; nuôi trồng thủy sản; khai thác thủy sản; chế biến, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản.
Vùng biển là một phạm vi không gian trên biển, có ranh giới và chế độ pháp lí nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương. Vùng biển được quy định tại Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS 1982). Công ước quy định các quốc gia ven biển có các vùng biển là nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Chiều rộng của các vùng biển này được tính từ đường cơ sở dùng để tính lãnh hải của quốc gia ven biển.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam bao gồm hoạt động thủy sản tại nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam phải tuân thủ những điều kiện nhất định theo quy định.
Giấy phép hoạt động thủy sản đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài hiểu là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật thủy sản 2017 quy định nội dung chủ yếu của giấy phép được quy định như sau:
- Tên, địa chỉ của chủ tàu;
- Số đăng ký tàu; tên tàu, hô hiệu, mã số của Tổ chức Hàng hải quốc tế (nếu có);
- Thông tin về tần số liên lạc;
- Vùng, nghề, lĩnh vực hoạt động của tàu;
- Địa điểm làm thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh;
- Cảng đăng ký;
- Thời hạn của giấy phép.
Khoản 2 Điều 56 Luật thủy sản 2017 quy định:
- Thời hạn của giấy phép căn cứ vào thời hạn của Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dự án hợp tác nhưng không quá 12 tháng.
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là văn bản ghi nhận thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư.
Khoản 3 Điều 56 Luật thủy sản 2017 quy định Giấy phép hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dự án hợp tác trong lĩnh vực thủy sản còn hiệu lực;
- Đã nộp nhật ký khai thác thủy sản hoặc báo cáo hoạt động theo quy định.
Khoản 4 Điều 56 Luật thủy sản 2017 quy định:
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam được xét cấp lại giấy phép trong trường hợp giấy phép bị mất, hư hỏng, có thay đổi thông tin khi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc dự án hợp tác trong lĩnh vực thủy sản còn hiệu lực.
Khoản 5 Điều 56 Luật thủy sản 2017 quy định Giấy phép hoạt động thủy sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Bị tẩy, xóa, sửa chữa nội dung của giấy phép;
- Hoạt động không đúng với nội dung ghi trong giấy phép;
- Giấy chứng nhận đầu tư hoặc dự án hợp tác kết thúc trước thời hạn của giấy phép;
- Không còn đủ điều kiện quy định tại Điều 55 của Luật này;
- Tàu bị hủy, chìm đắm không thể trục vớt, mất tích;
- Thủy sản trên tàu có nguồn gốc từ khai thác thủy sản bất hợp pháp.
Khoản 6 Điều 56 Luật thủy sản 2017 quy định
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn, cấp lại, thu hồi giấy phép đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài có tàu hoạt động thủy sản trong vùng biển Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các ngành, lĩnh vực: Nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, thủy lợi, phòng, chống thiên tai, phát triển nông thôn; quản lý nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ theo quy định của pháp luật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh