2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề lớn mang tính toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn rác thải ra môi trường mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Đi kèm với sự phát triển của nền kinh tế khoa học, các công nghệ máy móc kỹ thuật phát triển vượt bậc thì điều này cũng gây ra những đe dọa không nhỏ đến môi trường. Đặc biệt những vấn đề thiệt hại môi trường cũng là những thách thức lớn của xã hội khi phải xác định thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường để lại.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu về chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường theo Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường quy định tại điểm a khoản 1 Điều 130 của Luật này được tính căn cứ vào các nội dung sau đây:
a) Chi phí thiệt hại trước mắt và lâu dài do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường;
b) Chi phí xử lý, cải tạo môi trường;
c) Chi phí giảm thiểu, triệt tiêu nguồn gây thiệt hại hoặc tổ chức ứng phó sự cố môi trường;
d) Chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục bồi thường thiệt hại về môi trường;
đ) Tùy điều kiện cụ thể có thể áp dụng quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này để tính chi phí thiệt hại về môi trường, làm căn cứ để bồi thường và giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường.
Thiệt hại về môi trường bao gồm thiệt hại trực tiếp đối với môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và thiệt hại gián tiếp đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của con người.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế và hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường, đồng thời có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra và lỗi của người gây thiệt hại.
Theo đó, chi phí bồi thường thiệt hại về môi trường được thể hiện dưới dạng một khoản tiền mà tổ chức, cá nhân gây ra thiệt hại về môi trường phải chi ra để xử lý những thiệt hại đó và được tính toán dựa trên các nội dung mà pháp luật yêu cầu.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 134 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Chi phí bồi thường thiệt hại do tổ chức, cá nhân chi trả trực tiếp hoặc nộp về Quỹ bảo vệ môi trường Việt Nam hoặc quỹ bảo vệ môi trường cấp tỉnh để tổ chức chi trả.”
Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam là Quỹ Bảo vệ môi trường quốc gia, là tổ chức tài chính nhà nước trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; có tư cách pháp nhân, có vốn điều lệ, con dấu và bảng cân đối kế toán riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Các nhiệm vụ quan trọng của Qũy Bảo vệ môi trường Việt Nam là Tiếp nhận, quản lý và sử dụng các nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn tài trợ, đóng góp, ủy thác của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường ; Xử lý khắc phục ô nhiễm môi trường, ứng phó, khắc phục hậu quả do sự cố môi trường, thiên tai gây ra, các hoạt động phổ biến, tuyên truyền về quản lý, khai thác tài nguyên và môi trường biển và hải đảo; Nhận ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản với các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản; Nhận ký quỹ bảo đảm phế liệu nhập khẩu đối với các tổ chức và cá nhân trong nhập khẩu phế liệu…
Vì vậy, các khoản chi phí bồi thường thiệt hại sẽ được chi trả trực tiếp hoặc nộp về các Qũy bảo vệ môi trường có thẩm quyền để chi trả, tổ chức hoạt động phục hồi và bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh