2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Vì vậy đòi hỏi các hành động bảo vệ môi trường kịp thời và phát triển hệ sinh thái môi trường, đảm bảo cuộc sống của con người và các sinh vật khác. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, để đảm bảo trách nhiệm bảo vệ môi trường, Chính phủ đã đưa ra các quy định chi tiết về các công cụ kinh tế, chính sách và nguồn lực bảo vệ môi trường.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu đầu tiên về chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên theo Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Khoản 1 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Chi trả dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên là việc tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên trả tiền cho tổ chức, cá nhân cung ứng giá trị môi trường, cảnh quan do hệ sinh thái tự nhiên tạo ra để bảo vệ, duy trì và phát triển hệ sinh thái tự nhiên.”
Dịch vụ hệ sinh thái là những lợi ích (trực tiếp hoặc gián tiếp) mà con người hưởng thụ từ các chức năng của hệ sinh thái.
Theo đó, chi trả dịch vụ hệ sinh thái là công cụ kinh tế được sử dụng để những người hưởng lợi từ các dịch vụ hệ sinh thái chi trả cho những người tham gia duy trì, bảo vệ và phát triển các chức năng của hệ sinh thái đó. Ví dụ như rừng đầu nguồn có tác dụng chắn nước, chống sạt lở đất và lũ lụt… Vì vậy, những người được hưởng lợi từ các dịch vụ này cần chi trả một khoản tương xứng cho những người trực tiếp tham gia duy trì và bảo vệ các chức năng của hệ sinh thái tự nhiên.
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 138 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên được chi trả bao gồm:
a) Dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp;
b) Dịch vụ hệ sinh thái đất ngập nước phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản;
c) Dịch vụ hệ sinh thái biển phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí, nuôi trồng thủy sản;
d) Dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động và công viên địa chất phục vụ mục đích kinh doanh du lịch, giải trí;
đ) Dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên phục vụ mục đích hấp thụ và lưu trữ các-bon, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
Dịch vụ môi trường rừng của hệ sinh thái rừng là cơ chế tài chính trong đó các bên được hưởng lợi dịch vụ rừng có trách nhiệm chi trả cho các bên cung cấp dịch vụ nhằm mục tiêu giảm gánh nặng ngân sách nhà nước và tạo ra nguồn tài chính ổn định để bảo vệ và phát triển rừng một cách hiệu quả. Các dịch vụ môi trường rừng bao gồm: bảo vệ nguồn nước, bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng cho dịch vụ du lịch, giảm phát thải từ phá rừng cho nuôi trồng thủy sản.
Đất ngập nước tự nhiên là vùng đầm lầy, than bùn hoặc vùng nước thường xuyên hoặc tạm thời, kể cả vùng biển có độ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất. Đất ngập nước là một trong những hệ sinh thái năng suất cao nhất trên trái đất.
Dịch vụ hệ sinh thái được chia thành nhiều loại, bao gồm dịch vụ hỗ trợ, dịch vụ cung cấp, dịch vụ điều tiết và dịch vụ văn hóa. Về mặt kinh tế, các hệ sinh thái biển còn giúp con người khai thác tài nguyên thông qua đánh bắt, nuôi trồng thủy sản, dầu khí ngoài khơi, thương mại và vận tải biển.
Dịch vụ hệ sinh thái núi đá, hang động và công viên địa chất bao gồm khai thác khoáng sản, than đá, và bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái hang động phục vụ cho các dịch vụ du lịch, giảm phát thải chất thải.
Trên đây là 2 nội dung đầu tiên về chi trả dịch vụ hệ sinh thái. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh phân tích rõ ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh