2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Môi trường luôn là lĩnh vực nóng hổi được Nhà nước và Chính phủ quan tâm hàng đầu. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của còn người và thiên nhiên. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển nền công nghệ máy móc, môi trường đang có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của con người và các sinh vật khác.
Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành ra Luật Bảo vệ môi trường để hướng dẫn người dân thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời, các điều luật về bảo vệ môi trường được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên để phù hợp với hiện tại. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ phân tích chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, quy định:
“1. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là cơ sở để xây dựng quy hoạch, bảo vệ môi trường quốc gia, lồng ghép các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.”
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đó.
Theo đó chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia là tập hợp các phương án về công tác bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ Việt Nam trên nhiều phương diện khác nhau như văn hóa, kinh tế - xã hội.
Khoản 2 Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định nội dung của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia bao gồm:
a) Quan điểm, tầm nhìn và mục tiêu;
b) Các nhiệm vụ;
c) Các giải pháp thực hiện;
d) Chương trình, đề án, dự án trọng điểm;
đ) Kế hoạch, nguồn lực thực hiện.
Theo đó, chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia cần phải nêu được quan điểm và mục tiêu hướng đến. Bởi một chiến lược hiệu quả cần bắt đầu bằng việc xác định các kết quả kỳ vọng mà chiến lược bảo vệ môi trường được xác lập để thực hiện. Đề ra các nhiệm vụ và phương án thực hiện bảo vệ môi trường. Đồng thời chỉ rõ các dự án, khoanh vùng trọng yếu cần ưu tiên và có kệ hoạch thực hiện cụ thể.
Việc lựa chọn mục tiêu chiến lược có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Việc ưu tiên tập trung thực hiện xử lý khu vực bị ô nhiễm hoặc ưu tiên cải tạo, phục hồi môi trường,... có thể đem lại nhiều thành tựu khác nhau. Do đó, mục tiêu cần phải được lựa chọn kỹ càng để làm cơ sở cho các kế hoạch tiếp theo.
Khoản 3 Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia được xây dựng cho giai đoạn 10 năm, tầm nhìn 30 năm.
Chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn cho nên khoảng thời gian mà chiến lược hướng đến là 10 năm, tầm nhìn là 30 năm là rất hợp lý.
Xây dựng chiến lược là tạo ra một tổ hợp các chiến lược và chọn ra một tổ hợp chiến lược tốt nhất để đạt được các mục tiêu và mục tiêu của tổ chức, do đó đạt được tầm nhìn của tổ chức. Ở đây, 10 năm là khoảng thời gian không quá ngắn, đủ để các cơ quan, tổ chức điều tra, phân tích các cơ sở thông tin về môi trường và đề ra các mục tiêu, nhiệm vụ để xử lý.
Tầm nhìn chiến lược là khả năng nhìn xa đến tương lai để lập kế hoạch, có nhiệm vụ dẫn dắt mọi người đạt được mục tiêu chung của tổ chức, chỉ ra năng lực, nguồn lực, kỹ năng cần thiết để đạt được các kỳ vọng của tổ chức ở tương lai.
Nội dung này được quy định rõ ràng tại khoản 4 Điều 22 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.
Theo nguyên tắc, Thủ tướng Chính phủ thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và Luật Tổ chức Chính phủ; lãnh đạo toàn diện và điều hành công tác của Chính phủ, các Thành viên Chính phủ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp; trực tiếp chỉ đạo, điều hành các công việc lớn, quan trọng, những vấn đề có tính chiến lược trên tất cả các lĩnh vực công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ.
Ví dụ: Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 09 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với mục tiêu đến năm 2020 là:
“a) Mục tiêu tổng quát Kiểm soát, hạn chế về cơ bản mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên và suy giảm đa dạng sinh học; tiếp tục cải thiện chất lượng môi trường sống; nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững đất nước.
b) Mục tiêu cụ thể - Giảm về cơ bản các nguồn gây ô nhiễm môi trường.
- Khắc phục, cải tạo môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái; cải thiện điều kiện sống của người dân.
- Giảm nhẹ mức độ suy thoái, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên; kiềm chế tốc độ suy giảm đa dạng sinh học.
- Tăng cường khả năng chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ mức độ gia tăng phát thải khí nhà kính. (Chi tiết về các chỉ tiêu giám sát, đánh giá kết quả bảo vệ môi trường giai đoạn đến năm 2020 nêu tại Phụ lục kèm theo Quyết định này).”
Luật Hoàng Anh
Luật sư NGUYỄN ĐÌNH HIỆP - Những con số biết nói
Với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn pháp lý, Luật sư Nguyễn Đình Hiệp có sự am hiểu sâu sắc hệ thống pháp luật Việt Nam và triển khai thành công rất nhiều các vụ việc như:
2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
2
Tư vấn cấp Giấy phép viễn thông cho doanh nghiệp Việt Nam
8
Tư vấn pháp lý thường xuyên cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tiêu biểu như Công ty CP Tập đoàn Bình Minh, Công ty CP DV Viễn thông Hải Phòng
10
Tư vấn, xử lý thu hồi công nợ và khởi kiện/khởi tố các đối tượng có nợ khó đòi
10
Tư vấn pháp lý đầu tư, giấy phép, chuyển nhượng các dự án khoáng sản. Tiêu biểu như Dự án khai thác Khoáng sản của Công ty khoáng sản An Vượng tại huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình (50ha).
15
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư mở rộng sản xuất. Tiêu biểu như Dự án sản xuất 50 triệu sản phẩm điện tử thanh toán Công ty TNHH ST Vina (Hàn Quốc); Dự án mở rộng quy mô sản xuất của Công ty TNHH RFTech Việt Nam lên 20 triệu đô la Mỹ;
20
Tư vấn hợp đồng chuyển giao công nghệ và thực hiện thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao công nghệ (hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài)
20
Tư vấn pháp lý dự án đầu tư bất động sản. Tiêu biểu như Dự án khu nghỉ dưỡng tại Vịnh Lan Hạ, thành phố Hải Phòng (30ha); Khu du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng Avana Mai Chau Hideway, tỉnh Hòa Bình (32ha)
30
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trong các lĩnh vực. Tiêu biểu như Dự án nhà máy sản xuất của Công ty Mass Well Limited, Công ty Modern Shine Limited tại Trung tâm công nghiệp GNP Yên Bình
300
Tư vấn hồ sơ công bố sản phẩm, hồ sơ phòng cháy chữa cháy, hồ sơ an toàn vệ sinh thực phẩm, đăng ký mã số mã vạch, đăng ký/thông báo website…
500
Tư vấn bảo hộ nhãn hiệu (thương hiệu), quyền tác giả, sáng chế
700
Tư vấn, thực hiện các thủ tục, giấy phép con như: Giấy phép lao động cho người nước ngoài, cấp phép tạm trú cho người nước ngoài, Giấy phép trung tâm ngoại ngữ, Giấy phép ngành dược, Giấy phép quảng cáo…
2000
Tư vấn, thành lập các doanh nghiệp mới, chi nhánh, văn phòng đại diện trên cả nước; các thủ tục thay đổi đăng ký doanh nghiệp trên cả nước
3000
Tư vấn các vụ việc ly hôn, chia tài sản, quyền nuôi con; chia thừa kế; tranh chấp đất đai; tố tụng dân sự, tố tụng hình sự và tố tụng hành chính.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh