2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế công nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Mối liên hệ giữa đa djang sinh học và sức khỏe con người đang dần trở thành một vấn đề chính trị quốc tế bởi những bằng chứng khoa học được xây dựng dựa trên các tác động sức khỏe toàn cầu do tổn thất đa dạng sinh học gây ra. Đồng thời, nó cũng liên hệ chặt chẽ với biến đổi khí hậu. Trước thực tế này, đòi hỏi các cơ quan nhà nước của Việt Nam phải đưa ra các quy định cụ thể về đa dạng sinh học nhằm phổ biến và nâng cao nhận thức khắp cộng đồng và ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Tiếp nối Phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các chính sách tiếp theo của Nhà nước về bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo Điều 5 Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2028 (sau đây được gọi là Luật Đa dạng sinh học năm 2018).
Khoản 4 Điều 5 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định về phát triển du lịch sinh thái gắn với việc xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm ổn định cuộc sống của hộ gia đình, cá nhân sinh sống hợp pháp trong khu bảo tồn; phát triển bền vững vùng đệm của khu bảo tồn.
Trong những khu vực người dân sống trong cuộc sống tự cung tự cấp thường phụ thuộc nhiều và trực tiếp vào sự đa dạng sinh học. Phương thức mà một hộ gia đình nghèo tìm kiếm thu nhập và đáp ứng nhu cầu cơ bản là những hoạt động kiếm lời có liên quan tới môi trường tự nhiên. Ví dụ như khai thác nguồn lợi chung như cá, đất để chăn thả, rừng có thể tạo thu nhập cung cấp lương thực.
Theo đó, phát triển du lịch sinh thái là một trong những giải pháp quan trọng nhằm khai thác tiềm năng và thế mạnh Du lịch Việt Nam và để hưởng ứng lời kêu gọi của Đại hội đồng Liên Hợp quốc ngày 21/12/2012 thông qua Nghị quyết: "Thúc đẩy du lịch sinh thái nhằm xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
Phát triển du lịch sinh thái có thể thu hút một lượng lớn khách du lịch và nguồn lợi kinh tế to lớn cho người dân xung quanh, góp phần nâng cao đời sống của họ.
Căn cứ vào khoản 5 Điều 5 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định như sau:
“5. Phát huy nguồn lực trong nước, ngoài nước để bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.”
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
Phát triển bền vững đa dạng sinh học là việc khai thác, sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tự nhiên, phát triển nguồn gen, loài sinh vật và bảo đảm cân bằng sinh thái phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Nguồn lực cho bảo tồn đa dạng sinh học là nguồn nhân lực, vật lực và nguồn tri thức như công nghệ, quy trình, năng lực quản lý để thực hiện công tác bảo tồn và phát triển sự bền vững đa dạng sinh học nhằm đạt mục tiêu mà Chính phủ đặt ra.
Theo đó, tận dụng và phát huy các nguồn lực có được cả trong và ngoài nước cho các mục tiêu này nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Các nguồn lực ngoài nước như công nghệ hay quy trình đã được tổ chức quốc tế xác nhận có thể mang lại hiệu quả tối ưu nhất, đồng thời hạn chế các tác động tiêu cực tới các lĩnh vực khác.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh