Chính sách của Nhà nước về khoáng sản là gì? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:48 (GMT+7)

Bài viết này trình bày Chính sách của Nhà nước về khoáng sản theo Luật Khoáng sản năm 2010

 

Có thể nói, nước ta được đánh giá có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản. Các kết quả công tác điều tra, đánh giá cho thất nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau như than, sắt, đá vôi…; có một số loại khoáng sản có quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lượng và lá nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản lại trở thành thách thức lớn khi nguồn khoáng sản đang ngày một cạn kiệt do con người chỉ khai thác mà không có phương pháp bảo vệ, cải tạo. Thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đất đai của quốc gia. Nhận thấy thực tế này, Chính phủ đã có những chính sách rõ ràng nhằm hướng người dân khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản đi kèm với bảo vệ môi trường.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung đầu tiên về chính sách của Nhà nước về khoáng sản của Luật Khoáng sản theo Điều 3 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 (sau đây được gọi là Luật Khoáng sản năm 2010).

Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.

Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định:

“1. Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.”

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Như vậy, khoáng sản chính là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá của quốc gia, nên hoạt động khai thác khoáng sản phải được thực hiện có chiến lược, quy hoạch cụ thể, có mục tiêu và theo một nguyên tắc nhất định để mang lại lợi ích cao nhất đồng thời tránh trường hợp gây ra lãng phí về tài nguyên khoáng sản.

Theo đó, việc lập chiến lược khoáng sản gồm các nguyên tắc sau:

Thứ nhất, phù hợp với chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch vùng. Hoạt động khai thác khoáng sản phải phù hợp với kế hoạch phát triên kinh tế của địa phương đồng thời vẫn đảm bảo an ninh trật tự nơi có khoáng sản.

Thứ hai, bảo đảm nhu cầu về khoáng sản phục vụ phát triển bền vững kinh tế – xã hội; khai thác, sử dụng tiết kiệm khoáng sản, chống lãng phí.

Thứ ba, nhu cầu sử dụng, khả năng đáp ứng khoáng sản trong nước và khả năng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực khoáng sản cho phát triển kinh tế – xã hội.

Thứ tư, kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản đã thực hiện; tiền đề và dấu hiệu địa chất liên quan đến khoáng sản.

Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 3 Luật Khoáng sản năm 2010.

Theo đó, Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.

Khoáng sản là loại tài nguyên thiên nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành vật chất để đáp ứng đủ nhu cầu của con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết các loại khoáng sản được khai thác để sử dụng đều là tài nguyên hữu hạn, không thể cải tạo được. Đồng thời, với đặc điểm của khoáng sản là được hình thành từ trong quá trình hoạt động địa chất rất lâu nên có độ rủi ro cao khi khái thác, chế biến.

Vì vậy, khi khai thác cần đảm bảo công tác bảo vệ môi trường xung quanh và cả nguồn tài nguyên, sử dụng hợp lý, tiết kiệm để tối đa hóa lợi nhuận trước mắt và lâu dài.

Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.

Khoản 3 Điều 3 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định như sau:

“3. Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.”

Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là việc đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước giao phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.

Theo đó, nội dung điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản bao gồm:

a) Điều tra, phát hiện khoáng sản cùng với việc lập bản đồ địa chất khu vực, địa chất tai biến, địa chất môi trường, địa chất khoáng sản biển, bản đồ chuyên đề và nghiên cứu chuyên đề về địa chất, khoáng sản;

b) Đánh giá tiềm năng khoáng sản theo loại, nhóm khoáng sản và theo cấu trúc địa chất có triển vọng nhằm phát hiện khu vực có khoáng sản mới.

Trên đây là 3 nội dung đầu tiên về chính sách của nhà nước về khoáng sản. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật khoáng sản

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư