2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Có thể nói, nước ta được đánh giá có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản. Các kết quả công tác điều tra, đánh giá cho thất nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau như than, sắt, đá vôi…; có một số loại khoáng sản có quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lượng và lá nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản lại trở thành thách thức lớn khi nguồn khoáng sản đang ngày một cạn kiệt do con người chỉ khai thác mà không có phương pháp bảo vệ, cải tạo. Thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đất đai của quốc gia. Nhận thấy thực tế này, Chính phủ đã có những chính sách rõ ràng nhằm hướng người dân khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản đi kèm với bảo vệ môi trường.
Tiếp nối Phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày nội dung về chính sách của Nhà nước về khoáng sản của Luật Khoáng sản theo Điều 3 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 (sau đây được gọi là Luật Khoáng sản năm 2010).
Căn cứ vào khoản 4 Điều 3 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định:
“4. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.”
Trong đó, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản là việc đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản trên cơ sở điều tra cơ bản địa chất theo quy hoạch, kế hoạch được Nhà nước giao phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, làm căn cứ khoa học cho việc định hướng các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản.
Chính vì vậy, Nhà nước khuyến khích tổ chức cá nhân tham gia đầu tư hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
Nội dung này được quy định rõ tại khoản 5 Điều 3 Luật Khoáng sản năm 2010.
Theo đó, Nhà nước đầu tư thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng để phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
Khoáng sản là loại tài nguyên thiên nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành vật chất để đáp ứng đủ nhu cầu của con người trong cuộc sống.
Trong đó, Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Khoản 6 Điều 3 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội.
Khoáng sản là loại tài nguyên thiên nhiên mà con người có thể sử dụng trực tiếp hoặc chế biến thành vật chất để đáp ứng đủ nhu cầu của con người trong cuộc sống. Tuy nhiên, hầu hết các loại khoáng sản được khai thác để sử dụng đều là tài nguyên hữu hạn, không thể cải tạo được. Chính vì vậy, việc khai thác khoáng sản cần đảm bảo gắn liền với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế - xã hội, tối đa hóa lợi nhuận trước mắt và lâu dài.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 7 Điều 3 Luật Khoáng sản năm 2018.
Theo đó, Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
Theo pháp luật hiện hành của nước ta, chỉ có doanh nghiệp mới được phép xuất khẩu khoáng sản. Điều kiện xuất khẩu khoáng sản:
Khoáng sản được phép xuất khẩu khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
a) Đã qua chế biến và có tên trong Danh mục tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
b) Đạt tiêu chuẩn chất lượng không thấp hơn quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
c) Có nguồn gốc hợp pháp, cụ thể là
- Được khai thác từ các mỏ, điểm mỏ có Giấy phép khai thác, Giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, còn hiệu lực; hoặc
- Được nhập khẩu hợp pháp; hoặc
- Do cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền tịch thu và phát mại.
Khoáng sản nhập khẩu (để tái xuất hoặc để chế biến phục vụ xuất khẩu) được coi là hợp pháp khi có Tờ khai hàng hóa khoáng sản nhập khẩu có xác nhận của Hải quan cửa khẩu (bản sao có chứng thực theo quy định).
Đối với khoáng sản tịch thu, phát mại, phải có các chứng từ sau: Hóa đơn bán tài sản tịch thu, sung công quỹ, Phiếu xuất kho, Biên bản bàn giao tài sản vi phạm hành chính bị tịch thu bán đấu giá (bản sao có chứng thực theo quy định).
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật khoáng sản
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh