2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Tài nguyên nước là các nguồn nước mà con người sử dụng hoặc có thể sử dụng vào những mục đích khác nhau. Nước được dùng trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, dân dụng, giải trí và môi trường. Có thể thấy được, nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Đồng thời là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước sạch đã giảm đáng kể, tình trạng sử dụng nước không hợp lý mà lý do chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Chính vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung đầu tiên về chính sách của Nhà nước về tài nguyên nước theo Điều 4 Luật Tài nguyên nước số 06/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 1 năm 2017 (sau đây được gọi là Luật Tài nguyên nước năm 2017).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Luật Tài nguyên nước năm 2020 quy định như sau:
“1. Bảo đảm tài nguyên nước được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.”
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
An ninh nguồn nước là một trong những nội dung quan trọng, liên quan đến phát triển bền vững và ổn định chính trị, chủ quyền quốc gia. Theo đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện Đề án Bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia với mục tiêu tối ưu hóa lợi ích do nguồn nước mang lại từ các nguồn nước liên quốc gia; chủ động điều tiết nước, phòng ngừa, ứng phó với các sự cố ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn. Khắc phục có hiệu quả, bền vững tình trạng hạn hán, thiếu nước vào mùa khô; Phân bổ nguồn nước hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên nước.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 4 Luật Tài nguyên nước năm 2017.
Theo đó, chính sách tiếp theo của Nhà nước là đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản, quy hoạch tài nguyên nước; xây dựng hệ thống quan trắc, giám sát tài nguyên nước, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước, nâng cao khả năng dự báo tài nguyên nước, ô nhiễm nguồn nước, lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; hỗ trợ phát triển nguồn nước và phát triển cơ sở hạ tầng về tài nguyên nước.
Quy hoạch tài nguyên nước là quy hoạch ngành quốc gia. Trong đó, quy hoạch quốc gia là quy hoạch cấp quốc gia, mang tính chiến lược theo hướng phân vùng và liên lãnh thổ bao gồm đất liền, các đảo, quần đảo, vùng biển và vùng trời; hệ thống đô thị và nông thôn; kết cấu hạ tầng; sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường; phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Điều tra cơ bản tài nguyên nước bao gồm các hoạt động sau đây: Điều tra, đánh giá tài nguyên nước; Kiểm kê tài nguyên nước định kỳ 05 năm một lần; Điều tra hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải, khí thải, chất thải khác vào nguồn nước; Xây dựng và duy trì hệ thống mạng quan trắc, giám sát tài nguyên nước; Xây dựng và duy trì hệ thống cảnh báo, dự báo lũ, lụt, hạn hán, xâm nhập mặn, nước biển dâng và các tác hại khác do nước gây ra; Xây dựng và duy trì hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên nước; Xây dựng báo cáo tài nguyên nước quốc gia, báo cáo tài nguyên nước của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước của ngành, lĩnh vực.
Trên đây là 2 chính sách đầu tiên về tài nguyên nước. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.
Xem thêm tại: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên nước
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh