2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng mà nguyên nhân chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, để ngăn chặn các tác nhân gây ô nhiễm môi trường, Chính phủ đã đưa ra các chính sách thuế, phí cho bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu về chính sách thuế, phí cho bảo vệ môi trường theo Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Thuế bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Thuế bảo vệ môi trường áp dụng đối với các sản phẩm, hàng hóa mà việc sử dụng gây tác động xấu đến môi trường hoặc chất ô nhiễm môi trường;
b) Mức thuế bảo vệ môi trường được xác định căn cứ vào mức độ gây tác động xấu đến môi trường;
c) Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về thuế bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.”
Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế đánh vào sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường. Theo đó, có thể hiểu thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu giống như một số loại thuế tiêu dùng khác như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Các mặt hàng có tác động xấu đến môi trường khi sử sụng đều phải chịu thuế bảo vệ môi trường và mức thuế được căn cứ vào mức độ gây tác động xấu đến môi trường như túi nilon, thuốc diệt cỏ…
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, phí bảo vệ môi trường được quy định như sau:
a) Phí bảo vệ môi trường áp dụng đối với hoạt động xả thải ra môi trường; khai thác khoáng sản hoặc làm phát sinh tác động xấu đối với môi trường; dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;
b) Mức phí bảo vệ môi trường được xác định trên cơ sở khối lượng, mức độ độc hại của chất ô nhiễm thải ra môi trường, đặc điểm của môi trường tiếp nhận chất thải; mức độ tác động xấu đến môi trường của hoạt động khai thác khoáng sản; tính chất dịch vụ công thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường;
c) Việc ban hành, tổ chức thực hiện quy định về phí bảo vệ môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
Theo đó, phí bảo vệ môi trường được coi là khoản tiền mà cá nhân, tổ chức phát sinh chất thải ra môi trường hoặc gây tác động xấu với môi trường phải nộp để bù đắp chi phí và mang tính phục vụ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ cho hoạt động xây dựng và bảo vệ môi trường.
Đây cũng được xem như là một khoản thu bắt buộc đối với các cá nhân, pháp nhân được hưởng một lợi ích hoặc sử dịch dịch vụ môi trường.
Khoản 3 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì đánh giá mức độ gây ô nhiễm môi trường, hiệu ứng nhà kính của chất thải hoặc sản phẩm, hàng hóa khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường để đề xuất danh mục cụ thể các đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường, biểu khung, mức thuế, phí bảo vệ môi trường đối với từng đối tượng chịu thuế, phí bảo vệ môi trường và phương pháp tính phí bảo vệ môi trường, gửi Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Ví dụ: Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế Bảo vệ môi trường.
Theo đó đối tượng chịu thuế được quy định tại Điều 1 Thông tư này.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh