2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế - kĩ thuật có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là một bộ phận không thể tách rời trong lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn. Bên cạnh đó, lâm nghiệp có vai trò sống còn trong việc bảo vệ môi trường cũng như chống biến đổi khí hậu. Vì vậy, lâm nghiệp Việt Nam là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước và được pháp luật điều chỉnh cụ thể qua các văn bản quy phạm pháp luật. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về những nguồn tài chính trong lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
Lâm nghiệp là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
Hoạt động lâm nghiệp bao gồm một hoặc nhiều hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng; chế biến và thương mại lâm sản.
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng bao gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác gồm cả gỗ, lâm sản ngoài gỗ, sản phẩm gỗ, song, mây, tre, nứa đã chế biến.
Căn cứ theo quy định tại Điều 92 Luật lâm nghiệp 2017 quy định nguồn tài chính trong lâm nghiệp bao gồm:
Thứ nhất: Ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Thứ hai: Đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.
Nguồn tài chính không chỉ đến từ ngân sách nhà nước rót vào cho ngành lâm nghiệp, nguồn lực tài chính của xã hội bao gồm đầu tư, đóng góp, ủng hộ, tài trợ từ tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài cũng đóng vai trò rất quan trọng. Theo đó, đây được xem là nguồn lực thúc đẩy mục tiêu phát triển và bảo vệ rừng, thể hiện chủ trương “xã hội hóa nghề rừng” từ việc “xã hội hóa nguồn đầu tư tài chính”. Tức là ngành lâm nghiệp không chỉ do nhà nước trực tiếp quản lý, điều hành và thực hiện là chủ yếu mà lâm nghiệp xã hội còn có sự tham gia của nhiều chủ thể ngoài nhà nước.
Thứ ba: Thu từ khai thác lâm sản; cho thuê rừng, đất rừng.
Đối với các tổ chức, cá nhân tiến hành các hoạt động khai thác lâm sản, được nhà nước cho thuê rừng, đất rừng để khai thác, sản xuất phải phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Nguồn tài chính được nộp vào ngân sách nhà nước và được sử dụng phục vụ cho công tác phát triển ngành lâm nghiệp cả nước.
Thứ tư: Thu từ thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác phải thực hiện theo các quy định của pháp luật, trong đó là thực hiện nghĩa vụ nộp tiền trồng rừng thay thế do chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
Thứ năm: Thu từ dịch vụ môi trường rừng và cho thuê môi trường rừng.
Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng.
Thuê môi trường rừng là việc tổ chức, cá nhân thỏa thuận với chủ rừng để được sử dụng môi trường rừng trong một thời gian nhất định thông qua hợp đồng cho thuê môi trường rừng theo quy định của pháp luật.
Thứ sáu: Vốn tín dụng từ tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài.
Nguồn tài chính trong lâm nghiệp được hỗ trợ từ việc vay vốn tín dụng từ các tổ chức tài chính trong nước và nước ngoài theo nguyên tắc hoàn trả và kèm theo lãi suất trong một thời hạn nhất định.
Thứ bảy: Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh