2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự di dân tự do từ các tỉnh về thành phố lớn, việc xây dựng các công trình, các khu chung cư nhiều… nên đối mặt với những thách thức to lớn từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trong đó, biến đổi khí hậu là một trong những mối lo ngại mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra những quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu nhằm hục vụ tiến hành các giải pháp thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo đảm an toàn tính mạng người dân và tài sản, nhằm mục tiêu phát triển bền vững; tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu của con người và các hệ thống tự nhiên, phát triển nền kinh tế các-bon thấp nhằm bảo vệ, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia và cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ hệ thống khí hậu trái đất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu theo Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Khoản 3, Điều 12 của Nghị định 47/2020/NĐ-CP về cơ sở dữ liệu quốc gia, quy định cơ sở dữ liệu quốc gia phải đáp ứng một số các yêu cầu nhất định khi đưa vào danh mục các cơ sở dữ liệu quốc gia. cơ sở dữ liệu quốc gia được xác định qua phạm vi dữ liệu được lưu trữ và quản lý trong cơ sở dữ liệu.
Theo đó, cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu bao gồm thông tin, dữ liệu sau đây:
a) Văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy định kỹ thuật và quy trình chuyên môn, định mức kinh tế - kỹ thuật về biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
b) Tác động của biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội;
c) Phát thải khí nhà kính và hoạt động kinh tế - xã hội có liên quan đến phát thải khí nhà kính;
d) Hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và thích ứng với biến đổi khí hậu;
đ) Bảo vệ tầng ô-dôn và quản lý các chất làm suy giảm tầng ô-dôn;
e) Kết quả đánh giá khí hậu quốc gia;
g) Kịch bản biến đổi khí hậu các thời kỳ;
h) Nghiên cứu khoa học, phát triển, chuyển giao công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
i) Nguồn lực cho ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn;
k) Các hoạt động hợp tác quốc tế về ứng phó với biến đổi khí hậu và bảo vệ tầng ô-dôn.
Khoản 2 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức xây dựng, cập nhật và hướng dẫn khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu.”
Biến đối khí hậu có thể làm mực nước biển dâng do nhiệt độ tăng cao, thay đổi địa chất tự nhiên và có thể làm biến mất nhiều khu vực đảo ven biển, phá hủy hệ sinh thái do lượng khí độc tăng và điều kiện khí hậu thay đổi, mất đa dạng sinh học và thậm chí có thể dẫn đến thiên tai, dịch bệnh và các thiệt hại về kinh tế.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về biến đổi khí hậu được xây dựng, cập nhật từ các thông tin, số liệu liên quan về khí tượng thủy văn, biến đổi khí hậu, nước biển dâng, khí nhà kính thu nhận tại các trạm quan trắc thuộc mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia và các hệ thống quan trắc của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp.
Khoản 3 Điều 94 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định cụ thể trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh như sau:
“3. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, dữ liệu được quy định tại khoản 1 Điều này thuộc phạm vi, khu vực quản lý gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường.”
Các cơ quan nhà nước trong công tác quản lý, theo dõi, giám sát, đánh giá, đề ra các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ, nâng cao chất lượng cuộc sống, bảo đảm an ninh và phát triển bền vững quốc gia; đáp ứng nhu cầu xây dựng, phát triển Chính phủ, Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.
Theo đó, Bộ cơ quan ngang Bộ và UBND cấp tỉnh phải có trách nhiệm trong điều tra, khảo sát và thu thập các thông tin về cơ sở dữ liệu trên địa bàn quản lý và tổng hợp gửi về Bộ Tài nguyên và môi trường theo đúng quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh