2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Theo đó, việc ngăn chặn xu thế ô nhiễm, suy thoái môi trường biển, tình trạng sạt lở bờ biển và biển xâm thực; phục hồi và bảo tồn các hệ sinh thái biển… được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng được Nhà nước chú trọng. Vì vậy, Chính phủ đã đề ra những quy định cụ thể về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo nhằm quản lý sát sao, chặt chẽ các hoạt động thuộc lĩnh vực này. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung về công bố và thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo theo pháp luật về Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 (sau đây được gọi tắt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015).
- Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo và trình Chính phủ phê duyệt.
Hồ sơ trình Chính phủ phê duyệt chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo gồm:
- Tờ trình phê duyệt chiến lược
- Dự thảo chiến lược và báo cáo thuyết minh;
- Báo cáo kết quả thẩm định chiến lược;
- Báo cáo kết quả thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật;
- Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của hội đồng thẩm định và ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan;
- Dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về phê duyệt chiến lược.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chiến lược được Chính phủ phê duyệt, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm công bố chiến lược và công khai chiến lược trong suốt kỳ chiến lược.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong phạm vi của mình phải có trách nhiệm sau:
Định kỳ 05 năm, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đánh giá việc thực hiện chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển và hải đảo, trường hợp cần thiết kiến nghị Chính phủ Điều chỉnh chiến lược để bảo đảm phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh