2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên môi trường cũng diễn ra phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững. Có thể thấy được, nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Đồng thời là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước sạch đã giảm đáng kể, tình trạng sử dụng nước không hợp lý mà lý do chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, một vài những khu vực rừng ngập mặn tại Việt Nam cũng tràn ngập túi rác thải nilon. Chính vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước. Muốn vậy, trước hết cần phải nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về đăng ký, cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước theo Điều 44 Luật Tài nguyên nước số 06/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 1 năm 2017 (sau đây được gọi là Luật Tài nguyên nước năm 2017).
Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển thuộc lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Các trường hợp khai thác, sử dụng tài nguyên nước không phải đăng ký, không phải xin phép bao gồm:
- Khai thác, sử dụng nước cho sinh hoạt của hộ gia đình;
- Khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Khai thác, sử dụng nước biển để sản xuất muối;
- Khai thác, sử dụng nước phục vụ các hoạt động văn hóa, tôn giáo, nghiên cứu khoa học;
- Khai thác, sử dụng nước cho phòng cháy, chữa cháy, ứng phó, khắc phục sự cố ô nhiễm, dịch bệnh và các trường hợp khẩn cấp khác theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.
Như vậy, việc khai thác, sử dụng nước với mục đích thiết yếu, sinh hoạt hằng ngày hoặc phục vụ cho trường hợp khẩn cấp thì không phải làm đơn xin phép giấy khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 44 Luật Tài nguyên nước năm 2017 quy định như sau:
“2. Trường hợp khai thác nước dưới đất quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều này ở các vùng mà mực nước đã bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký.”
Nước dưới đất là nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.
Theo đó, việc khai thác nước dưới đất đối với các hoạt động sinh hoạt, kinh doanh sản xuất quy mô nhỏ và văn hóa, nghiên cứu khoa học tại các vùng có mực nước bị suy giảm quá mức thì phải đăng ký giấy phép khai thác.
Khoản 3 Điều 44 Luật Tài nguyên nước năm 2017 quy định tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 73 của Luật này cấp giấy phép trước khi quyết định việc đầu tư.
Như vậy, ngoại trừ các trường hợp cụ thể đã được nêu ở trên thì các hoạt động khác cần khai thác sử dụng tài nguyên nước phải được cấp giấy phép.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép bao gồm:
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc cấp, cấp lại, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước, trừ trường hợp xả nước thải vào công trình thủy lợi được thực hiện theo quy định của Luật Thủy lợi.
2. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục và quy định cụ thể thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ, thu hồi giấy phép về tài nguyên nước.
Theo đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước.
Cụ thể, Điều 35 Nghị định này quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Xem thêm tại: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên nước
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh