2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất. Để đảm bảo các dự án, kế hoạch sản xuất được diễn ra bình thường và quản lý một cách chặt chẽ, pháp luật đã quy định các đối tượng phải đăng ký môi trường để đảm bảo các công trình, dự án diễn ra không làm môi trường bị thiệt hại quá nghiêm trọng.
Tiếp nối phần 2, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 3 quy định tiếp theo về đăng ký môi trường theo Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ vào khoản 7 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“7. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
a) Tiếp nhận đăng ký môi trường;
b) Kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Hướng dẫn và giải quyết kiến nghị về bảo vệ môi trường đối với nội dung đã được tổ chức, cá nhân đăng ký môi trường;
d) Cập nhật dữ liệu về đăng ký môi trường vào hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia.”
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Cơ sở dữ liệu quốc gia là các cơ sở dữ liệu nòng cốt chứa những dữ liệu cơ bản để phục vụ khai thác chung của các bộ, ngành, địa phương và đóng vai trò tham chiếu, đồng bộ cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành địa phương khác.
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các yêu cầu của Luật định về đăng ký môi trường trên địa bàn. Thực hiện tiếp nhận đăng ký môi trường, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và cập nhật thông tin cần thiết trên hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường quốc gia. Đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn xã.
Căn cứ theo khoản 8 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“8. Chính phủ quy định chi tiết điểm b và điểm c khoản 2 Điều này.”
Theo đó, Chính phủ quy định đối tượng là dự án đầu tư khi đi vào vận hành và cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không phát sinh chất thải hoặc chỉ phát sinh chất thải với khối lượng nhỏ, được xử lý bằng công trình xử lý tại chỗ hoặc được quản lý theo quy định của chính quyền địa phương và các đối tượng khác ngoài điểm a và điểm b khoản 2 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Khoản 9 Điều 49 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“9. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định mẫu đăng ký môi trường và hướng dẫn việc tiếp nhận đăng ký môi trường.”
Đăng ký môi trường là việc chủ dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước các nội dung liên quan đến xả chất thải và biện pháp bảo vệ môi trường của dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (sau đây gọi chung là dự án đầu tư, cơ sở).
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Vì vậy, hiện nay vẫn chưa có văn bản quy định chi tiết khoản 8 và khoản 9 của Điều này. Các nội dung khác về đăng ký môi trường đã được quy định chi tiết tại Điều 49 Luật này.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh