Đánh giá khí hậu quốc gia được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:53 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Đánh giá khí hậu quốc gia theo Luật Khí tượng thủy văn năm 2020

 

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa có chế độ khí hậu, thủy văn rất phức tạp và đa dạng. Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong số các nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu toàn cầu. Vì vậy, việc nghiên cứu khí tượng thủy văn để dự đoán, cảnh báo thiên tai, biến đổi khí hậu đã trở thành nhiệm vụ được Nhà nước chú trọng thực hiện. Hiện nay, Việt Nam đã cam kết với thế giới cùng nỗ lực giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính, tận dụng cơ hội này để chúng ta cùng phối hợp giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu, biến thách thức thành cơ hội do biến đổi khí hậu gây ra.

Khí tượng thủy văn là sự kết hợp của khí tượng và thủy văn nhằm hiểu về các trạng thái thời tiết, khí hậu dựa trên các lập luận, mô hình… Từ đó có thể đưa ra các dự đoán về các thảm họa tự nhiên như lũ lụt, hạn hán, lốc xoáy… Đây được coi là những thông tin rất quan trong bảo vệ tài sản và tính mạng của con người và sinh vật trên Trái Đất.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về đánh giá khí hậu quốc gia theo Điều 35 Luật Khí tượng thủy văn số 21/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 17 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Khí tượng thủy văn năm 2020).

Đánh giá khí hậu quốc gia

Căn cứ vào khoản 1 Điều 35 Luật Khí tượng thủy văn năm 2020 quy định như sau:

“1. Nội dung đánh giá khí hậu quốc gia:

a) Hiện trạng khí hậu Việt Nam đến năm cuối của kỳ đánh giá;

b) Dao động khí hậu và biến đổi của khí hậu Việt Nam so với lịch sử, kỳ đánh giá trước đó và so với bộ chuẩn khí hậu quốc gia và quốc tế;

c) Tác động của khí hậu và biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội;

d) Kết quả của hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;

đ) Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu, việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu;

e) Các nội dung khác có liên quan.”

Như vậy, nội dung đánh giá khí hậu quốc gia thực hiện theo điều này và chi tiết như sau:

- Hiện trạng khí hậu Việt Nam đến năm cuối kỳ đánh giá: đặc điểm của khí hậu Việt Nam đến thời điểm đánh giá; diễn biến của nhiệt độ, lượng mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, nước biển dâng, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí hậu cực đoan như lũ, lũ quét, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại, mưa đá, sương muối;

- Dao động khí hậu và biến đổi của khí hậu Việt Nam so với lịch sử, kỳ đánh giá trước đó và so với bộ chuẩn khí hậu quốc gia và quốc tế: đánh giá mức độ dao động của các yếu tố khí hậu, cực trị khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan; đánh giá mức độ biến đổi của các yếu tố khí hậu và các cực trị khí hậu; những điểm khác biệt so với trung bình khí hậu toàn cầu và báo cáo đánh giá kỳ trước;

- Tác động của khí hậu và biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội.

- Kết quả của hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu: Đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu; Đánh giá các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu.

- Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu, việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu: mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu so với diễn biến thực tế của khí hậu trong kỳ đánh giá; mức độ sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu đối với hoạt động thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu trong kỳ đánh giá.

Kỳ đánh giá khí hậu quốc gia

Cũng theo khoản 2 Điều này thì Kỳ đánh giá khí hậu quốc gia được thực hiện là 10 năm và có thể được điều chỉnh, bổ sung khi cần thiết.

Khí hậu là tổng hợp các điều kiện thời tiết ở một khu vực nhất định, đặc trưng bởi các đại lượng thống kê dài hạn của các yếu tố khí tượng tại khu vực đó. Dự báo khí hậu là đưa ra thông tin, dữ liệu về trạng thái và xu thế của khí hậu trong tương lai, mức độ dao động của yếu tố khí hậu theo tháng, mùa, năm so với giá trị trung bình nhiều năm.

Như vậy, thời hạn 10 năm là rất hợp lý bởi việc đánh giá khí hậu cần thời gian để tìm hiểu xu hướng khí hậu và mức độ dao động trung bình của các yếu tố khí hậu theo thời kỳ hợp lý.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Khí tượng thủy văn

Luật Hoàng Anh

 

 

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư