Danh mục các hoạt động khoa học và công nghệ về viễn thám được ưu tiên là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:04 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Danh mục các hoạt động khoa học và công nghệ về viễn thám được ưu tiên

Viễn thám là hoạt động được ứng dụng và phát triển từ lâu ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về hoạt động viễn thám còn chưa rõ ràng và thống nhất. Vì lẽ đó, năm 1980, Cục Viễn thám Quốc gia được thành lập với chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về viễn thám; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về viễn thám theo quy định của pháp luật.

Việc thành lập Cục viễn thám quốc gia nhằm là đầu mối cho thống nhất trong quản lý nhà nước, tuy nhiên để xây dựng hệ thống văn bản quản lý và quy hoạch phát triển lĩnh vực viễn thám với tầm nhìn chiến lược cần có thời gian nhất định. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày nội dung về Danh mục các hoạt động khoa học và công nghệ viễn thám được ưu tiên theo Điều 5 Nghị định số 03/2019/NĐ-CP ngày 04/01/2019 của Chính phủ về hoạt động viễn thám (sau đây được gọi là Nghị định 03/2019/NĐ-CP).

Căn cứ pháp lý

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 03/2019/NĐ-CP thì Danh mục các hoạt động khoa học và công nghệ viễn thám được ưu tiên gồm:

“1. Nghiên cứu cơ sở khoa học để hoàn thiện thể chế, pháp luật về viễn thám.

2. Nghiên cứu phát triển, ứng dụng, chuyển giao công nghệ cao, công nghệ tiên tiến, công nghệ mới trong hoạt động viễn thám phục vụ điều tra cơ bản, quản lý, quan trắc và giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường; tổ chức và quản lý lãnh thổ, quốc phòng, an ninh, chỉ đạo điều hành trong sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu cơ bản về trái đất.”

Nội dung

Viễn thám là lĩnh vực khoa học công nghệ cho phép nghiên cứu, thu thập các thông tin về các đối tượng địa lý mà không cần tiếp xúc trực tiếp với chúng. Viễn thám không chỉ tìm hiểu bề mặt của Trái Đất hay các hành tinh mà nó còn có thể thăm dò được cả trong các lớp sâu bên trong các hành tinh.

Hiện nay, thuật ngữ "viễn thám" thường dùng để chỉ việc sử dụng các công nghệ cảm biến dựa trên vệ tinh hoặc máy bay để phát hiện và phân loại các vật thể trên Trái Đất. Nó bao gồm bề mặt Trái Đất, bầu khí quyển và đại dương, dựa trên việc truyền tính hiệu (ví dụ như bức xạ điện từ). Nó có thể được chia thành viễn thám "chủ động" (khi tín hiệu được phát ra từ vệ tinh hoặc máy bay tới vật thể và sự phản xạ của nó được cảm biến phát hiện) và viễn thám "thụ động" (khi cảm biến phát ra ánh sáng mặt trời).

Loại kỹ thuật thu thập dữ liệu áp dụng công nghệ viễn thám bao gồm:

  • Các loại ra-da;
  • Trắc địa;
  • Âm thanh: sóng âm, đồ thị địa chấn, siêu âm.

Theo đó, Nhà nước ưu tiên việc nghiên cứu khoa học và công nghệ trong các hoạt động sau:

  • Hoàn thiện thể chế, pháp luật về viễn thám: Hiện nay trên thế giới, quản lý nhà nước về viễn thám vẫn sử dụng chính sách nhiều hơn luật, tuy nhiên xét về xu thế thì các nước cũng đang dần luật hóa để quản lý đồng bộ hoạt động viễn thám.
  • Điều tra cơ bản, quản lý, quan trắc và giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục sự cố môi trường;
  • Tổ chức và quản lý lãnh thổ, quốc phòng, an ninh, chỉ đạo điều hành trong sản xuất nông nghiệp; nghiên cứu cơ bản về trái đất.

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư