2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, các hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và đang tạo ra những tác động, áp lực rất lớn lên môi trường. Vì vậy, việc thu thập thông tin về môi trường là rất quan trọng và cấp thiết trong tình hình hiện nay. Điều này cũng đòi hỏi phải có một hệ thống thông tin quản lý ổn định, đảm bảo tính thống nhất và lưu trữ lâu dài. Nhận thấy vấn đề này, chính phủ đã đưa ra các quy định về hệ thống thông tin về môi trường để hệ thống hóa các thông tin và hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện đúng đắn nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ phân tích các quy định về dịch vụ công trực tuyến môi trường theo Điều 116 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 116 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Dịch vụ công trực tuyến về môi trường gồm dịch vụ hành chính công về môi trường, dịch vụ cung cấp thông tin về môi trường và dịch vụ công khác về môi trường theo quy định của pháp luật.”
Dịch vụ công trực tuyến là dịch vụ hành hính công và các dịch vụ khác của cơ quan nhà nước được cung cấp cho các tổ chức, cá nhân trên môi trường mạng, ở đây là các lĩnh vực thuộc về môi trường.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 116 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến về môi trường được quy định như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cung cấp dịch vụ công trực tuyến về môi trường theo quy định của Chính phủ bảo đảm kết nối, liên thông, thuận tiện, đơn giản, an toàn cho cơ quan, tổ chức, cá nhân và phục vụ công tác quản lý nhà nước về môi trường;
b) Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, tổ chức, hướng dẫn triển khai dịch vụ công trực tuyến về môi trường, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối, liên thông theo quy định của pháp luật.
Trong tình hình hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân cũng như doanh nghiệp sử dụng dịch vụ công của ngành, góp phần đảm bảo công tác phòng chống dịch theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Theo Cục Công nghệ thông tin và Dữ liệu TN&MT (Bộ TN&MT), Cổng dịch vụ công trực tuyến và Cổng thông tin điện tử của Bộ hiện đã kết nối, tích hợp với Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Cổng thông tin một cửa quốc gia.
Đến nay, Cổng Dịch vụ công trực tuyến của Bộ TN&MT đang triển khai 107 dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 3, 4. Các dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 thể hiện sử phát triển của dịch vụ này. Tại đây người dân và doanh nghiệp có thể làm việc với cơ quan hành chính nhà nước ở mọi nơi, mọi lúc chỉ cần có kết nối Internet. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch vụ sẽ được thực hiện trên môi trường mạng. Người dân chỉ cần đến một lần để nhận kết quả và thanh toán lệ phí tại cơ quan cung cấp dịch vụ.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh