2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong những năm qua, môi trường đã và đang là vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đặc biệt quan tâm. Song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn chất thải ra đại dương mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đặt ra những vấn đề về kiểm soát chất thải, đánh giá môi trường để sớm đưa ra được các phương án xử lý chất thải. Đồng thời, để đảm bảo chất thải không được xả thải bừa bãi ra ngoài môi trường thì yêu cầu cần có các khu tập trung rác thải, điểm tập kết rác thải.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung đầu tiên về phân loại, lưu giữ, chuyển giao chất thải sinh hoạt rắn theo Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Điểm tập kết, trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt phải có các khu vực khác nhau để lưu giữ các loại chất thải rắn sinh hoạt đã được phân loại, bảo đảm không để lẫn các loại chất thải đã được phân loại với nhau.”
Điểm tập kết là khu vực tập trung chất thải rắn sinh hoạt trên một địa bàn để xử lý chất thải. Khi vị trí trạm xử lý hoặc bãi chôn lấp ở những vị trí không thể vận chuyển chỉ theo đường quốc lộ thì cần xây dựng trạm trung chuyển.
Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm tất cả các loại chất thải từ đồ ăn thừa, thức uống, các loại vỏ chai, vỏ hộp, ống nước, vật tư ốc vít, xong nồi, chảo, dao, máy cưa... được thải ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của con người. Chúng bao gồm các thành phần vô cơ và hữu cơ khác nhau.
Tùy theo từng thành phần và tính chất của chất thải mà độ nguy hại và phân hủy của chúng cũng khác nhau. Có những chất thải rắn có thể chôn hoặc đốt, tuy nhiên cũng có nhiều loại khi đốt sẽ thải khí độc ra môi trường hoặc như chất thải nhựa khi chôn dưới lòng đất có thể mất hàng trăm năm mới có thể phân hủy được. Ngoài ra còn có những loại chất thải khó xử lý, khó phân hủy thì cần chuyển giao đến cơ quan có chức năng tái chế và xử lý.
Theo đó, những loại chất thải rắn sinh hoạt phát sinh khi được vận chuyển đến điểm tập kết, trạm trung chuyển thì phải được phân loại theo nguyên tắc mà pháp luật quy định để xử lý riêng từng loại.
Khoản 2 Điều 76 Luật Bảo vệ môi trường quy định như sau:
“2. Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm bố trí mặt bằng điểm tập kết, trạm trung chuyển đáp ứng yêu cầu kỹ thuật về bảo vệ môi trường theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.”
Điểm tập kết, trạm trung chuyển là khu vực chứa các loại chất thải trước khi xử lý. Thông thường, mỗi địa bàn thôn xóm, xã, huyện hay tỉnh đều có khu vực tập trung chất thải theo quy mô nhất định.
Vì vậy những địa điểm này phải được xây dựng đảm bảo theo các yêu cầu kỹ thuật của pháp về bảo vệ môi trường như có độ cao nền bảo đảm không bị ngập lụt, nền kín, không rạn nứt hay bị thẩm thấu, đủ độ bền để chịu được tải trọng của phương tiện vận chuyển và lượng chất thải rắn, hệ thống gom, xử lý nước mưa, nước thải, có biện pháp giảm thiểu bụi phát sinh… và phân công khu vực xây dựng một cách hợp lý, không làm ảnh hưởng đến môi trường sống của khu dân cư.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh