2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng cấu thành ngành nông nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Chăn nuôi cung cấp thực phẩm thiết yếu chính cho người dân, giúp cho nông dân tăng thu nhập, giải quyết được nhiều công ăn việc làm cho người lao động. Nhằm quản lý hoạt động chăn nuôi; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong hoạt động chăn nuôi; quản lý nhà nước về chăn nuôi, Luật Chăn nuôi được Quốc hội khóa XIV kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19/11/2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020. Bài viết dưới đây sẽ trình bày điều kiện chăn nuôi nông hộ theo quy định của pháp luật.
Chăn nuôi là ngành kinh tế - kỹ thuật bao gồm các hoạt động trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, điều kiện chăn nuôi, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi.
Hoạt động chăn nuôi là nuôi sinh trưởng, nuôi sinh sản vật nuôi và hoạt động khác có liên quan đến vật nuôi, sản phẩm chăn nuôi phục vụ mục đích làm thực phẩm, khai thác sức kéo, làm cảnh hoặc mục đích khác của con người.
Chăn nuôi nông hộ là hình thức tổ chức hoạt động chăn nuôi tại hộ gia đình.
Theo quy định tại Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018 chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
Thứ nhất: Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
Chuồng nuôi là nơi vật nuôi sinh sống và phát triển, thường diễn ra các hoạt động sinh trưởng của vật nuôi bao gồm ăn uống, vệ sinh ở trong khu vực này. Vì vậy, chuồng nuôi cần phải tách biệt với nơi ở của người nhằm không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nuôi và làm ô nhiễm môi trường, mất mỹ quan khu vực.
Thứ hai: Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
Vệ sinh, khử trùng chuồng trại, các dụng cụ, thiết bị chăn nuôi là điều rất cần thiết trong chăn nuôi, nhằm ngăn ngừa sự phát triển dịch bệnh, sinh vật gây hại đến sự phát triển của vật nuôi, con người cũng như môi trường. Cụ thể, hộ gia đình cần thực hiện khử trùng định kỳ thiết bị, dụng cụ như giày dép, ủng và phương tiện phục vụ trong khu chăn nuôi.
Thứ ba: Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Theo đó, chuồng trại chăn nuôi quy mô hộ gia đình phải bảo đảm vệ sinh, không gây ô nhiễm tiếng ồn, phát tán mùi khó chịu; chất thải từ hoạt động chăn nuôi phải được thu gom, xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh