2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Sản xuất trồng trọt giữ vai trò vô cùng quan trọng trong nông nghiệp, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân, thích ứng với biến đổi khí hậu, thúc đẩy phát triển kinh tế của ngành nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung cũng như tạo sự ổn định chính trị xã hội. Trước tầm quan trọng đó, Luật Trồng trọt được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 19/11/ 2018, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, quy định về hoạt động trồng trọt; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân hoạt động trồng trọt; quản lý nhà nước về trồng trọt. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo quy định của pháp luật.
Phân bón là sản phẩm có chức năng cung cấp chất dinh dưỡng hoặc có tác dụng cải tạo đất để tăng năng suất, chất lượng cho cây trồng.
Khảo nghiệm phân bón là hoạt động theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu nhằm xác định phương thức sử dụng, tác động đến môi trường, hiệu quả nông học, hiệu quả kinh tế của phân bón.
Theo khoản 1 Điều 40 Luật Trồng trọt 2018 quy định tổ chức khảo nghiệm phân bón phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, không kể người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm, có trình độ từ đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành về trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, khoa học đất, nông học, hóa học, sinh học và phải tham gia tập huấn khảo nghiệm phân bón theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Tại Điều 9 Nghị định 84/2019/NĐ-CP có quy định tổ chức khảo nghiệm phân bón phải có đủ số lượng nhân lực thực hiện khảo nghiệm, trong đó ngoài người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có tối thiểu 05 nhân lực chính thức thực hiện khảo nghiệm (viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn tối thiểu 12 tháng).
- Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị theo tiêu chuẩn quốc gia về khảo nghiệm phân bón.
Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 84/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 quy định về quản lý phân bón, trình tự thủ tục đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón được quy định như sau:
1. Hồ sơ đề nghị cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón gồm:
- Đơn đề nghị công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Trình tự và thẩm quyền cấp Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón như sau:
- Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền.
Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thẩm định nội dung hồ sơ, nếu hồ sơ đạt yêu cầu thực hiện kiểm tra thực tế điều kiện của tổ chức khảo nghiệm.
- Trường hợp kết quả kiểm tra thực tế điều kiện đạt yêu cầu, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
Trường hợp phải có hành động khắc phục theo biên bản kiểm tra thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả hành động khắc phục, nếu tổ chức đáp ứng yêu cầu theo quy định, cơ quan có thẩm quyền ban hành Quyết định công nhận tổ chức khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận thì phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh