2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Môi trường luôn là lĩnh vực nóng hổi được Nhà nước và Chính phủ quan tâm hàng đầu. Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của còn người và thiên nhiên. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển nền công nghệ máy móc, môi trường đang có nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng gây ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống của con người và các sinh vật khác.
Chính vì vậy, Nhà nước đã ban hành ra Luật Bảo vệ môi trường để hướng dẫn người dân thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Đồng thời, các điều luật về bảo vệ môi trường được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên để phù hợp với hiện tại. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 4 nội dung về đánh giá môi trường chiến lược tại Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi là Luật bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về đối tượng đầu tiên phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược:
“1. Chiến lược khai thác và sử dụng tài nguyên cấp quốc gia.”
Đánh giá môi trường chiến lược là quá trình nhận dạng, dự báo xu hướng của các vấn đề môi trường chính, làm cơ sở để tích hợp, lồng ghép giải pháp bảo vệ môi trường trong chính sách, chiến lược, quy hoạch.
Như vậy đối tượng cần phải đánh giá môi trường chiến lược trước hết là các chiến lược quan trọng cấp quốc gia. Khai thác và sử dụng tài nguyên là những hành động có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường. Việc khai thác và sử dụng tài nguyên không hợp lý hoặc vượt mức cho phép có thể gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ví dụ như việc khai thác quặng, dầu mỏ cần nhiều thiết bị công nghệ có tính công phá cao làm phá hủy môi trường xung quanh; sử dụng hóa chất quá mức tràn ra môi trường có thể ảnh hưởng đến không khí, nguồn nước và đất đai.
Do vậy, các quyết định, hành động về khai thác, sử dụng tài nguyên cấp quốc gia cần phải đánh giá môi trường chiến lược để nắm bắt tình trạng của môi trường, từ đó đưa ra được các phương án xử lý và phục hồi, bảo vệ môi trường trong suốt quá trình khai thác, sử dụng và đạt được hiệu quả tốt nhất.
Khoản 2 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định đối tượng tiếp theo cần phải đánh giá môi trường chiến lược gồm: Quy hoạch tổng thể quốc gia; Quy hoạch không gian biển quốc gia; Quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Quy hoạch là việc phân bố, khoanh vùng trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) cho một mục đích nhất định trong một thời kỳ trung hạn, dài hạn nhằm mục đích bảo vệ môi trường và thích ứng tốt nhất với biến đổi khí hậu.
Theo đó, các vấn đề về quy hoạch mang tính chất quốc gia, vùng lãnh thổ, tỉnh hoặc các đơn vị hành chính – kinh tế có ý nghĩa đặc biệt cần phải có đánh giá môi trường chiến lược. Trong đó, đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt là đơn vị hành chính do Quốc hội quyết định thành lập, được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc biệt về kinh tế - xã hội, có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt đó.
Nói cách khác, đánh giá môi trường chiến lược là tiền đề để quy hoạch một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
Các đối tượng này được quy định rõ tại khoản 3 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Chiến lược phát triển là phương pháp, đường lối xử lý vấn đề chậm phát triển dựa trên một mô hình tăng trưởng nào đó. Theo đó, các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực có quy mô quốc gia, cấp vùng... hoặc các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, có tác động lớn đến môi trường cần phải thực hiện đánh giá môi trường chiến lược theo đúng quy định của pháp luật để vừa phát triển kinh tế - xã hội vừa bảo vệ môi trường và mang lại hiệu quả cao.
Khoản 4 Điều 25 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“4. Việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”
Theo đó, việc điều chỉnh mục tiêu của quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và các chiến lược phát triển ngành, lĩnh vực quy mô quốc gia, cấp vùng... có thể mang lại những hệ quả khác biệt. Do đó, thay đổi mục tiêu cần phải có đánh giá môi trường chiến lược để phân tích và nghiên cứu lại những thông số phù hợp với mục tiêu đó.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh