Đối tượng quan trắc môi trường là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:32 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Đối tượng quan trắc môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Trong điều kiện đất nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, các hoạt động sản xuất công nghiệp, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và đang tạo ra những tác động, áp lực rất lớn lên môi trường. Do đó, đòi hỏi phải có một quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường thống nhất. Nhận thấy được các vấn đề này, các điều luật về bảo vệ môi trường được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên để phù hợp với hiện tại. Đặc biệt là yêu cầu bắt buộc phải quan trắc môi trường đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh có hoạt động phát sinh nguồn ô nhiễm.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ phân tích các quy định về đối tượng quan trắc môi trường theo Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Thành phần môi trường phải được quan trắc

Căn cứ theo khoản 1 Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

1. Thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:

a) Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;

b) Môi trường không khí xung quanh

c) Môi trường đất, trầm tích;

d) Đa dạng sinh học;

đ) Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.

Quan trắc môi trường là hoạt động theo dõi, giám sát chất lượng môi trường định kỳ. Mục đích của việc làm này nhằm phân tích môi trường đang bị ảnh hưởng ở mức độ nào và hoạt động sản xuất kinh doanh có tác động như thế nào đến môi trường.

Thành phần môi trường là yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác. Đây là những yếu tố bao quanh con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Hiện nay, do hoạt động của tự nhiên và con người đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến môi trường trên Trái Đất. Chính vì vậy, pháp luật đã quy định ra các yêu cầu về quan trắc môi trường để theo dõi chất lượng môi trường và đưa ra những phương án giải quyết kịp thời.

Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc

Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 108 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, pháp luật quy định nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:

a) Nước thải, khí thải;

b) Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;

c) Phóng xạ;

d) Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;

đ) Các chất ô nhiễm khác.

Nước thải là loại nước mà các vật chất ô nhiễm xâm nhập vào dung môi nước. Khí thải được hiểu đơn giản là các thành phần vật chất độc hại dạng khí hoặc hơi được thải ra từ những hoạt động sản xuất công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của con người.

Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.

Chất ô nhiễm khó phân hủy là chất ô nhiễm có độc tính cao, khó phân hủy, có khả năng tích lũy sinh học và lan truyền trong môi trường, tác động xấu đến môi trường và sức khỏe con người.

Có thể thấy rằng, đây đều là những nguồn thải, chất thải có khả năng làm ô nhiễm môi trường một cách nghiêm trọng và được phát sinh thường xuyên bởi quá trình hoạt động sản xuất sinh hoạt của con người. Do đó, đây cũng là những chất thải không thể tránh khỏi trong quá trình hoạt động con người. Vì vậy, những nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm này phải được quan trắc định kỳ để nhanh chóng phát hiện ra mức độ phân bố và nguy hại có thể làm ảnh hưởng đến môi trường và hoạt động của con người. Từ đó, có những biện pháp thích hợp nhằm giảm thiểu nguồn thải, chất thải và cải tạo môi trường.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư