2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên môi trường cũng diễn ra phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững. Có thể thấy được, nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Đồng thời là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước sạch đã giảm đáng kể, tình trạng sử dụng nước không hợp lý mà lý do chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, một vài những khu vực rừng ngập mặn tại Việt Nam cũng tràn ngập túi rác thải nilon. Chính vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước. Muốn vậy, trước hết cần phải nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về gây mưa nhân tạo theo Điều 57 Luật Tài nguyên nước số 06/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 1 năm 2017 (sau đây được gọi là Luật Tài nguyên nước năm 2017).
Căn cứ vào Điều 57 Luật Tài nguyên nước năm 2017 quy định cụ thể như sau:
“Việc gây mưa nhân tạo phải căn cứ vào nhu cầu về nước của vùng thiếu nước và điều kiện cho phép để quyết định biện pháp, quy mô hợp lý và phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”
Vấn đề với nguồn cung cấp nước là một trong những vấn đề cấp bách và tối quan trọng nhất trên thế giới. Do lượng mưa thấp, 20% dân số thế giới không được sử dụng nước uống. Các khu vực liên tục bị hạn hán sẽ phải chịu thất bại mùa màng và nạn đói. Vì lý do này, câu hỏi làm thế nào để gây ra mưa nhân tạo đã khiến nhân loại lo lắng kể từ khi thành lập nông nghiệp. Việc lắp đặt cho phép mưa được thực hiện theo đơn đặt hàng về cơ bản sẽ giải quyết vấn đề bổ sung cân bằng nước.
Mưa nhân tạo được hình thành bằng cách phun một lượng nhỏ hóa chất (iôt bạc hoặc cacbon dioxit) để kích thích các khối không khí bốc lên, gây ra quá trình ngưng tụ hơi nước. Sau đó, người ta dùng máy bay hay tên lửa... tác động vào khối ngưng tụ này gây mất cân bằng và tạo ra các hạt nước. Công nghệ gây mưa nhân tạo được ứng dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới giúp chống hạn hạn, giảm ô nhiễm không khí, phục vụ sự kiện quan trọng...
Có thể thấy, trong tình hình thực tế hiện nay, khi mà Trái Đất đang ngày một nóng lên gây hạn hán, mất mùa màng, hiện tượng băng tan nhập mặn khiến cho lượng nước sạch mà con người có thể sử dụng để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất ngày một suy giảm thì việc nghiên cứu và thực hiện gây mưa nhân tạo đã trở thành nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà các quốc gia đang hướng đến, trong đó có Việt Nam.
Ở Việt Nam, nước ta đã thử nghiệm thành công làm mưa nhân tạo bằng cách dùng máy bay rải muối bột vào mây trong khu vực Đồng bằng Bắc Bộ vào năm 1959. Tuy nhiên, việc gây mưa nhân tạo, can thiệp vào thời tiết tự nhiên có thể mang lại rất nhiều khó khăn và rủi ro. Quá trình làm mưa nhân tạo, vấn đề có tính quyết định là phải hiểu rõ các đặc trưng vi vật lý của mây. Một số tính chất của mây như: Loại mây, dạng mây, sự phát triển của mây, độ cao chân mây, đỉnh mây, độ dầy mây, hàm lượng ẩm... sẽ được xác định thông qua hệ thống rađa và các thiết bị đo chuyên dụng.
Tuy nhiên, bản chất của việc làm mưa nhân tạo là tác động tích cực lên mây để tăng lượng mưa, vì thế khi không có mây thì không thể làm mưa. Vào mùa khô hạn có ít mây, nên khả năng làm mưa nhân tạo để chống hạn là rất hạn chế.
Theo đó, nước ta vẫn luôn tìm hiểu và nghiên cứu điều kiện khả năng gây mưa nhân tạo một cách hoàn chỉnh và ít rủi ro nhất nhằm phục vụ cho các nhu cầu kinh tế - xã hội trên cả nước.
Xem thêm tại: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên nước
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh