2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu về giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường theo Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định tại khoản 1 Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, bồi thường thiệt hại về môi trường được giải quyết thông qua thương lượng giữa các bên. Trong trường hợp không thương lượng được, các bên có thể lựa chọn giải quyết thông qua các hình thức sau đây:
a) Hòa giải;
b) Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài;
c) Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án.
Thiệt hại về môi trường bao gồm thiệt hại trực tiếp đối với môi trường tự nhiên, hệ sinh thái và thiệt hại gián tiếp đến tài sản, tính mạng, sức khỏe của con người.
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có thiệt hại xảy ra trên thực tế và hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật bảo vệ môi trường, đồng thời có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra và lỗi của người gây thiệt hại.
Pháp luật Việt Nam khuyến khích các bên giải quyết bồi thường thiệt hại thông qua thương lượng, trong đó, các bên trong quan hệ này tự bàn bạc để thống nhất cách thức loại trừ tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của bên thứ ba. Trong trường hợp không thể thương lượng được thì mới chọn giải quyết thông qua sự tác động của bên thứ ba. Trong đó, trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 133 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Việc giải quyết tại Tòa án được thực hiện theo quy định về bồi thường thiệt hại dân sự ngoài hợp đồng và pháp luật về tố tụng dân sự, trừ các quy định về việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật và thiệt hại xảy ra. Việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật về môi trường và thiệt hại xảy ra thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, gây ô nhiễm về môi trường.”
Có thể hiểu mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra là nguyên nhân do sự tác động qua lại giữa các mặt trong một sự vật hiện tượng, hậu quả làm biến đổi sự vật hiện tượng đó hoặc làm biến đổi sự vật hiện tượng đó.
Đối với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì hành vi trái pháp luật được coi là nguyên nhân và thiệt hại được coi là hậu quả. Việc xác định mối quan hệ nhân quả trong trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở để xác định mức bồi thường. Do đó, cần có cái nhìn toàn diện trách đánh giá một cách khiên cưỡng, suy diễn chủ quan, duy ý chí. Cần phải xác định rằng, thiệt hại xảy ra là kết quả tất yếu của hành vi và ngược lại.
Trách nhiệm xác định, chứng minh mối quan hệ nhân quả này do tổ chức, cá nhân vi phạm gây ô nhiễm môi trường thực hiện và quá trình thực hiện tuân thủ các quy định của pháp luật.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh