2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Bảo vệ môi trường đang là vấn đề lớn mang tính toàn cầu nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Ô nhiễm đại dương là một trong những vấn đề môi trường vô cùng nhức nhối của nhân loại. Theo thống kế, có hàng nghìn tấn chất thải ra đại dương mỗi ngày và dẫn đến nguy cơ ô nhiễm môi trường trầm trọng. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung đầu tiên về bảo vệ môi trường đối với chất thải nhựa và chống ô nhiễm rác thải đại dương theo Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 1 Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm hạn chế sử dụng, giảm thiểu, phân loại, thải bỏ chất thải là sản phẩm nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy sinh học theo quy định; không thải bỏ chất thải nhựa trực tiếp vào hệ thống thoát nước, ao, hồ, kênh, rạch, sông và đại dương.”
Sản phẩm nhựa dùng một lần là những sản phẩm được làm bằng nhựa, sản xuất ra với mục đích chỉ dùng 1 lần rồi vứt bỏ. Đó có thể là cốc nhựa, thìa nhựa, nĩa nhựa, hộp xốp… dùng 1 lần phục vụ quá trình sinh hoạt, sản xuất của con người. Sản phẩm, bao bì nhựa rất phổ biến do tiện sử dụng và giá thành rẻ. Tuy nhiên, cũng vì lạm dụng lợi ích này mà lượng sử dụng các sản phẩm nhựa ngày càng cao và thải ra môi trường ngày một nhiều. Các sản phẩm nhựa có các hợp chất polyme hữu cơ bền nên khó phân hủy, có thể tồn tại ngoài môi trường hàng trăm năm. Điều này dẫn tới tình trạng ứ đọng, bao bì, nilon, chai nhựa tích tụ lại không thể phân hủy được và gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Vì vậy, pháp luật nước ta khuyến khích tổ chức, cá nhân nếu không thể tái sử dụng thì hãy hạn chế các loại sản phẩm từ nhựa, giảm thiểu chất thải nhựa ra ngoài môi trường.
Khoản 2 Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“2. Chất thải nhựa phát sinh từ hoạt động du lịch và dịch vụ biển, kinh tế hàng hải, khai thác dầu khí và tài nguyên khoáng sản biển, nuôi trồng và khai thác thủy sản phải được thu gom, lưu giữ và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý.”
Chất thải nhựa chỉ chung những sản phẩm làm bằng nhựa đã qua sử dụng hoặc không được dùng đến và bị đem vứt bỏ. Chất thải nhựa bao gồm: túi nhựa, chai nhựa, cốc nhựa, ống hút nhựa, đồ chơi cũ bằng nhựa… những sản phẩm này có đặc điểm là thời gian phân hủy lâu, có thể lên tới hàng trăm, hàng ngàn năm.
Theo báo Môi trường & Đô thị đưa tin, trong tổng số các loại rác thải nhựa thải ra môi trường thì có hơn 50% là từ đồ nhựa dùng 1 lần, và con số này đang không ngừng tăng lên mỗi ngày. Bởi đồ nhựa dùng 1 lần rất tiện ích với cuộc sống bận rộn vì tính nhanh, gọn, nhẹ, sau khi sử dụng chúng ta không cần mất công chùi rửa. Thế nhưng sự tiện lợi này đi kèm với nguy hại cực lớn cho môi trường và cả sức khỏe của chính chúng ta.
Vì vậy mà các chất thải nhựa này cần phải được thu gom và chuyển giao cho cơ sở có chức năng tái chế và xử lý. Không xả trực tiếp ra môi trường công cộng đặc biệt là đất, sông hồ đại dương vì những loại chất thải này có thể phá hủy sự sống của các sinh vật dưới đất, nước.
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 73 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, các sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế sản phẩm nhựa sử dụng một lần và sản phẩm thay thế bao bì nhựa khó phân hủy sinh học được chứng nhận thì được hưởng ưu đãi, hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
Ví dụ: Mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã triển khai chiến dịch “Nói không với ống hút nhựa” với nhiều hoạt động truyền thông ý nghĩa nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của rác thải nhựa và khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm xanh, thân thiện môi trường, sản phẩm thay thế nhựa sử dụng một lần và bao bì nhựa khó phân hủy.
Theo đó, từ tháng 5 năm 2021, Nestlé MILO chính thức chuyển đổi sang ống hút giấy trên toàn bộ các sản phẩm uống liền.
Trên đây là 3 nội dung mà Luật Hoàng Anh đã tìm hiểu được về giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa, phòng, chống ô nhiễm rác thải đại dương. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh phân tích cụ thể ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh