2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Môi trường luôn là lĩnh vực nóng hổi được Nhà nước và Chính phủ quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy, các điều luật về bảo vệ môi trường được nghiên cứu và cập nhật thường xuyên để phù hợp với hiện tại. Gần đây, Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua vào ngày 17 tháng 11 năm 2020, có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2022.
Điều 1 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 quy định:
“Luật này quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường.”
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.
Con người và các sinh vật tự nhiên đều đang tồn tại trong một không gian gọi là môi trường. Môi trường cung cấp nguồn tài nguyên đa dạng và phong phú như đất, nước, không khí... để phục vụ đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân. Vì thế, mọi chuyển biến tích cực hay tiêu cực của môi trường đều sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của loài người.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bảo vệ môi trường là cụm từ rất quen thuộc đối với người dân tuy nhiên phương thức để thực hiện sao cho đúng đắn và mang lại hiểu quả cao thì lại chưa được phổ biến sâu rộng. Chính vì thế mà Luật Bảo vệ môi trường đã ra đời để có thể hướng dẫn người dân có hành động thích hợp và đúng lúc, không làm trái hoặc vi phạm các lĩnh vực khác mà pháp luật đã đề ra.
Điều 2 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 quy định về các đối tượng áp dụng:
“Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển, lòng đất và vùng trời.”
Điểm mới của Luật này so với Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 là đã nêu thêm “cộng đồng dân cư” vào điều khoản về đối tượng áp dụng để khẳng định vai trò và trách nhiệm của đối tượng này đối với công tác bảo vệ môi trường trên lãnh thổ nước ta.
Vùng biển là một phạm vi không gian trên biển, có ranh giới và chế độ pháp lí nhất định theo quy định của pháp luật quốc gia hoặc điều ước quốc tế song phương hoặc đa phương. Vùng đất gồm phần đất lục địa, các đảo và các quân đảo thuộc chủ quyền quốc gia. Vùng lòng đất là toàn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng. Vùng trời là khoảng không bao trùm lên vùng đất và vùng nước của quốc gia.
Theo quy định của luật này, mỗi người sinh sống trên lãnh thổ của đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm và nghĩa vụ trong công tác bảo vệ môi trường.
Tóm lại, bảo vệ môi trường là hành động cấp thiết và gắn liền với cuộc sống của con người. Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính bản thân chúng ta. Tuy nhiên, cần phải hiểu rõ và nắm bắt được cách thức và các quy định pháp luật để có hành động kịp thời. Những vấn đề này đều được quy định rất rõ ràng trong Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh