Hệ thống xử lý nước thải là gì?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:29 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Hệ thống xử lý nước thải theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Song song với quá trình phát triển công nghệ hiện đại thì chất thải đang dần trở thành mối nguy hại đối với đời sống và sức khỏe con người. Tình trạng nước thải khi xả thẳng ra môi trường đang là một trong những vấn đề có tính nguy hại rất cao bởi các công tác kiểm tra, rà soát nguồn nước thải gặp nhiều khó khăn và thách thức từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên do chính dẫn đến tình trạng này lại chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh sản xuất và sinh hoạt của con người. Chính vì thế, để có được một môi trường xanh, sạch, đẹp thì cần phải có những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về việc quản lý nước thải trong việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải để kiểm soát, bảo vệ môi trường một cách hệ thống nhất.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các yêu cầu về hệ thống xử lý nước thải theo Điều 87 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Yêu cầu về hệ thống xử lý nước thải

Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Hệ thống xử lý nước thải là hệ thống được tạo thành từ một số công nghệ xử lý nước đơn lẻ hợp thành, giúp giải quyết các yêu cầu xử lý nước thải cụ thể cho từng nhà máy. Mỗi loại nước thải tùy thuộc vào loại hình sản xuất mà sẽ có các công nghệ xử lý đơn lẻ khác nhau hợp thành, để tạo ra một hệ thống xử lý nước hoàn chỉnh.

Theo đó, hệ thống xử lý nước thải phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:

a) Công nghệ phù hợp với loại hình, đặc tính nước thải cần xử lý;

b) Công suất hệ thống xử lý nước phải phù hợp với lượng nước thải phát sinh tối đa;

c) Xử lý nước thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường;

d) Vận hành công trình xử lý nước thải theo đúng quy trình kỹ thuật;

đ) Có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sợ cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải; điểm xả thải phải có tọa độ, biển báo, ký hiệu rõ ràng, thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát xả thải.

Thành phần cụ thể của một hệ thống xử lý nước thải tùy thuộc vào đặc điểm nước thải và các yêu cầu về xả thải của địa phường nhưng đều có mục đích chung là loại bỏ các thành phần ô nhiễm tồn tại ở trong nước thải và đảm bảo nước thải đạt tiêu chuẩn đối với bộ tài nguyên và môi trường.

Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải

Căn cứ theo khoản 2 Điều 87 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

2. Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải rắn; bùn thải có yếu tố nguy hại vượt ngưỡng quy định phải được quản lý theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải nguy hại.

Bùn thải là một phần sản phẩm cuối cùng của một quá trình xử lý nước thải. Và để xử lý bùn thải sau khi đã xử lý nước thải còn khó khăn, phức tạp bội phần. Bởi hầu hết kim loại nặng lắng đọng trong bùn thải.

Bùn thải có thể là tác nhân trực tiếp gây ô nhiễm tức thời cũng như lâu dài tới môi trường. Mặt khác bùn thải nếu không quản lý tốt thì có thể gây ô nhiễm tới nguồn nước, phát sinh dịch bệnh ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sức khỏe cộng đồng. Do đó xử lý bùn thải là khâu không thể thiếu được trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế. Theo đó, việc quản lý bùn thải phải đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật và được phân loại để xử lý đúng cách.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư