2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Việt Nam là một quốc gia có mạng lưới sống ngoài dày đặc với 2 con sông lớn gồm Sông Hồng, Sông Cửu Long và hơn 2300 con sông dài trên 10 km, 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Với điều kiện tự nhiên như vậy, từ xa xưa đất nước ta đã chú trọng và phát triển mạnh mẽ các ngành nghề gắn liền với công tác thủy lợi. Tuy nhiên, với địa hình tương đối bằng phẳng so với mạng lưới sông ngòi thì về mùa mưa, lưu lượng dòng chảy quá lớn có thể gây ra lũ lụt, nhất là ở các vùng cửa sông khi nước lũ và triều lên gặp nhau gây ra hiện tượng dồn ứ nước trên sông. Đến mùa khô thì dòng nước trên sông xuống thấp chỉ còn 20%-30% lượng nước cả năm gây ra hiện tượng thiếu nước, khô cằn trầm trọng. Bởi vậy, để ổn định việc phát triển sản xuất và đời sống con người thì cần phải xây dựng hệ thống thủy nông đảm bảo chủ động tưới tiêu và hệ thống đê điều chống lũ và ngăn mặn. Trong bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về bảo vệ và sử dụng đê điều.
Luật Đê điều số 79/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
1. Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008 của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009;
2. Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;
3. Luật số 60/2020/QH14 ngày 17 tháng 6 năm 2020 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
Đê là công trình ngăn nước lũ của sông hoặc ngăn nước biển, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phân loại, phân cấp theo quy định của pháp luật. Theo đó, đê có tầm quan trọng to lớn đối với cuộc sống sinh hoạt và sản xuất của người dân, đồng thời đảm góp phần không nhỏ trong công cuộc bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia.
Dựa theo Điều 3 Luật Đê điều năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2020 thì hộ đê được định nghĩa như sau:
“Hộ đê là hoạt động nhằm bảo đảm an toàn cho đê điều, bao gồm cả việc cứu hộ các công trình liên quan đến an toàn của đê điều.”
Theo đó, việc hộ đê phải được tiến hành thường xuyên, nhất là trong mùa lũ, bão và phải cứu hộ kịp thời khi đê điều bị sự cố hoặc có nguy cơ bị sự cố. Việc cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn đê điều được thực hiện như đối với công tác hộ đê.
Hồ chứa nước là một hồ tự nhiên hoặc nhân tạo được ngăn bằng một con đập, có công năng trữ nước. Hồ chứa nước có thể được xây dựng trong các thung lũng sông bằng cách xây đập ngăn nước hoặc bằng cách tự đào đất hoặc bằng các kỹ thuật xây dựng truyền thống dùng gạch hoặc bê tông.
Như vậy, trong mùa mưa, lũ, các hồ chứa nước có nhiệm vụ cắt, giảm lũ phải được điều tiết để cắt, giảm lũ cho hạ du. Việc điều tiết cắt, giảm lũ phải bảo đảm an toàn cho công trình và phải tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật về vận hành hồ chứa nước được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Thủ tướng Chính phủ là người đứng đầu Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và những nhiệm vụ được giao; báo cáo công tác của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ quyết định phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê mà việc phân lũ, làm chậm lũ có ảnh hưởng đến hai tỉnh trở lên.
Ví dụ: Quyết định số 257/QĐ-TTg, ngày 18/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê mà việc phân lũ, làm chậm lũ chỉ có ảnh hưởng trong phạm vi của địa phương.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh