2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, môi trường là một trong các vấn đề nóng bỏng luôn được xã hội quan tâm. Tuy nhiên, song song với quá trình phát triển của nền kinh tế công nghiệp thì môi trường cũng đang ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng do hoạt động sinh hoạt và kinh doanh sản xuất của con người. Nhận thấy được tính cấp thiết của vấn đề này, Nhà nước và Chính phủ đã đưa ra các quy định về bảo vệ môi trường nhằm hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có hành động hợp lý nhất.
Để đảm bảo các dự án, kế hoạch sản xuất được diễn ra bình thường và quản lý một cách chặt chẽ, pháp luật đã quy định các đối tượng phải có giấy phép môi trường. Theo đó, Nhà nước đã đưa yêu cầu về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường để hướng dẫn chủ dự án, cơ sở thực hiện.
Tiếp nối phần 1, trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 2 nội dung tiếp theo về hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép môi trường môi trường theo quy định tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ theo khoản 4 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về thời hạn cấp giấy phép môi trường:
“4. Thời hạn cấp giấy phép môi trường được tính từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và được quy định như sau:
a) Không quá 45 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
b) Không quá 30 ngày đối với giấy phép môi trường thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện;
c) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường có thể quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường ngắn hơn so với thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này phù hợp với loại hình, quy mô, tính chất của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.”
Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân khi hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải và được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về thực hiện bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Theo đó, pháp luật quy định thời hạn cấp giấy phép môi trường sẽ được tính từ ngày mà cư quan có thẩm quyền nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với đối tượng thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Mội trường, Bộ Quốc phòng và Bộ Công an đều là những nhóm đối tượng quan trọng và có nguy cơ tác động xấu đến môi trường ở quy mô rộng thì thời hạn cấp không quá 45 ngày. Đối với các đối tượng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện thì thời hạn này ngắn hơn, không quá 30 ngày để không làm gián đoạn các dự án, công trình.
Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền có thể chủ động rút ngắn thời hạn cấp giấy phép để phù hợp với tính chất quy mô dự án. Nếu có những dự án công trình cần thực hiện nhanh chóng mà bị kéo dài thời gian có thể dẫn đến sự thay đổi tính chất môi trường và kinh tế chủ dự án. Như vậy, để thực hiện dự án sẽ cần bắt đầu các thủ tục lại một lần nữa gây ra tốn kém chi phí và thời gian.
Theo đó, khoản 6 Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“6. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh