2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
Trong thời buổi công nghệ 4.0 hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Song song với quá trình phát triển công nghệ hiện đại thì rác thải đang dần trở thành mối nguy hại đối với đời sống và sức khỏe con người. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao, chất thải nguy hại ngày càng nhiều. Nguyên do chính dẫn đến tình trạng này chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh sản xuất và sinh hoạt của con người. Chính vì thế, để có được một môi trường xanh, sạch, đẹp thì cần phải có những giải pháp tối ưu và hiệu quả nhất. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra các quy định cụ thể về việc quản lý chất thải để kiểm soát, bảo vệ môi trường một cách hệ thống nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các quy định đầu tiên về trách nhiệm của chủ nguồn thải và lưu giữ chất thải nguy hại theo Điều 83 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định cụ thể khoản 1 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, chủ nguồn thải chất thải nguy hại có trách nhiệm sau đây:
Thứ nhất, khai báo khối lượng, loại chất thải nguy hại trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường;
Thứ hai, thực hiện phân định, phân loại, thu gom, lưu giữ riêng và không để lẫn với chất thải không nguy hại, bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường;
Thứ ba, tự tái sử dụng, tái chế, xử lý, đồng xử lý, thu hồi năng lượng theo quy định của pháp luật hoặc chuyển giao chất thải nguy hại cho cơ sở có giấy phép môi trường phù hợp để xử lý.
Hiện nay, trên thế giới có nhiều định nghĩa khá nhau về chất thải nguy hại tuy nhiên thì vẫn có những điểm đặc trưng tương đồng. Tại Việt Nam, chất thải nguy hại được hiểu là chất thải có chứa các chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính nguy hại khác), hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người.
Nguồn phát sinh chất thải nguy hại đến từ hầu hết các ngành nghề hiện nay gồm có nguồn sinh hoạt (ắc quy, pin hỏng; đèn huỳnh quang thải, thuốc diệt trừ các loài gây hại), dịch vụ (tráng phi, chất thải y tế, hóa trị trị liệu, chất thải phóng xạ); công nghiệp (mạ kim loại nặng, điện, điện tử…), nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi…)
Theo đó, chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải có trách nhiệm khai báo thông tin và phân loại chất thải theo đúng quy định của pháp luật. Trong trường hợp không đủ yêu cầu tự tái chế, tái sử dụng thì phải chuyển giao cho cơ quan có chức năng để xử lý.
Khoản 2 Điều 83 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Việc lưu giữ chất thải nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phải được lưu giữ riêng theo loại đã được phân loại;
b) Không để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường;
c) Không làm phát tán bụi, rò rỉ chất thải lỏng ra môi trường;
d) Chỉ được lưu giữ trong một khoảng thời gian nhất định theo quy định của pháp luật.”
Chất thải nguy hại được phân loại theo các nhóm nguồn hoặc dòng thải chính. Mỗi nhóm chất thải sẽ có tính chất nguy hại và thời gian phân hủy khác nhau. Vì thế, việc lưu giữ chất thải nguy hại phải được sắp xếp theo phân loại riêng để thuận tiện cho việc xử lý và không ảnh hưởng đến môi trường.
Điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 so với Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) là đã có quy định cụ thể về thời hạn lưu giữ chất thải nguy hại, trong khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 thì chưa quy định về vấn đề này. Theo đó, việc lưu giữ chất thải chỉ được trong một thời gian nhất định, không được để quá lâu vì chúng sẽ sản sinh ra các hợp chất độc hại và có thể thẩm thấu phát tán ra ngoài môi trường. Việc xử lý chất thải nguy hại cần được tiến hành càng sớm càng tốt.
Trên đây là 2 nội dung về khai báo, phân loại và lưu giữ chất thải nguy hại. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh phân tích rõ ở Phần 2.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh