2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Có thể nói, nước ta được đánh giá có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản. Các kết quả công tác điều tra, đánh giá cho thất nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau như than, sắt, đá vôi…; có một số loại khoáng sản có quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lượng và lá nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản lại trở thành thách thức lớn khi nguồn khoáng sản đang ngày một cạn kiệt do con người chỉ khai thác mà không có phương pháp bảo vệ, cải tạo. Thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đất đai của quốc gia. Nhận thấy thực tế này, Chính phủ đã đưa ra các phương án cụ thể nhằm quản lý hoạt động khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản đi kèm với bảo vệ môi trường.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày nội dung về khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo Điều 64 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 (sau đây được gọi là Luật Khoáng sản năm 2010).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010 thì khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường bao gồm:
a) Cát các loại (trừ cát trắng silic) có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không có hoặc có các khoáng vật cansiterit, volframit, monazit, ziricon, ilmenit, vàng đi kèm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
b) Đất sét làm gạch, ngói theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam, các loại sét (trừ sét bentonit, sét kaolin) không đủ tiêu chuẩn sản xuất gốm xây dựng, vật liệu chịu lửa samot, xi măng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
c) Đá cát kết, đá quarzit có hàm lượng SiO2 nhỏ hơn 85%, không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
d) Đá trầm tích các loại (trừ diatomit, bentonit, đá chứa keramzit), đá magma (trừ đá syenit nephelin, bazan dạng cột hoặc dạng bọt), đá biến chất (trừ đá phiến mica giàu vermiculit) không chứa hoặc có chứa các khoáng vật kim loại, kim loại tự sinh, đá quý, đá bán quý và các nguyên tố xạ, hiếm nhưng không đạt chỉ tiêu tính trữ lượng theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, không đủ tiêu chuẩn làm đá ốp lát, đá mỹ nghệ, nguyên liệu kỹ thuật felspat sản xuất sản phẩm gốm xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
đ) Đá phiến các loại, trừ đá phiến lợp, đá phiến cháy và đá phiến có chứa khoáng vật serixit, disten hoặc silimanit có hàm lượng lớn hơn 30%;
e) Cuội, sỏi, sạn không chứa vàng, platin, đá quý và đá bán quý; đá ong không chứa kim loại tự sinh hoặc khoáng vật kim loại;
g) Đá vôi, sét vôi, đá hoa (trừ nhũ đá vôi, đá vôi trắng và đá hoa trắng) không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất xi măng pooc lăng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam hoặc không đủ tiêu chuẩn làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam;
h) Đá dolomit có hàm lượng MgO nhỏ hơn 15%, đá dolomit không đủ tiêu chuẩn sản xuất thủy tinh xây dựng, làm nguyên liệu sản xuất đá ốp lát, đá mỹ nghệ theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 64 Luật Khoáng sản năm 2010.
Theo đó, tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không phải đề nghị cấp Giấy phép khai thác khoáng sản trong các trường hợp sau đây:
- Khai thác trong diện tích đất của dự án đầu tư xây dựng công trình đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt hoặc cho phép đầu tư mà sản phẩm khai thác chỉ được sử dụng cho xây dựng công trình đó.
Trước khi tiến hành khai thác khoáng sản, tổ chức, cá nhân phải đăng ký khu vực, công suất, khối lượng, phương pháp, thiết bị và kế hoạch khai thác tại Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Khai thác trong diện tích đất ở thuộc quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng các công trình của hộ gia đình, cá nhân trong diện tích đó.
Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Như vậy, đối với 2 trường hợp gồm khai thác trong diện tích đất của dự á đầu tư xây dựng công trình đã được phê duyệt mà sản phẩm khai thác chỉ sự dụng cho công trình đó, và khai thác trong diện tích đất của hộ gia đình, cá nhân để xây dựng công trình của hộ gia đình, cá nhân thì không phải đề nghị cấp giấy phép khai thác khoáng sản.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 63 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định như sau:
“3. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường quy định tại điểm a khoản 2 Điều này phải nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản.”
Việc quản lý, sử dụng, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ưu tiên sử dụng để bảo đảm cho hoạt động điều tra, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường nhưng không vượt quá 10%.
Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản thực hiện nộp 70% cho ngân sách trung ương, 30% cho ngân sách địa phương, đối với Giấy phép do Trung ương cấp; 100% cho ngân sách địa phương, đối với Giấy phép do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp xác định bằng tổng số tiền cấp quyền khai thác khoáng sản phải nộp phân bổ cho số năm khai thác. Điều kiện xác định khoản chi được trừ thực hiện theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật khoáng sản
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh