2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Có thể nói, nước ta được đánh giá có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản. Các kết quả công tác điều tra, đánh giá cho thất nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau như than, sắt, đá vôi…; có một số loại khoáng sản có quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lượng và lá nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản lại trở thành thách thức lớn khi nguồn khoáng sản đang ngày một cạn kiệt do con người chỉ khai thác mà không có phương pháp bảo vệ, cải tạo. Thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đất đai của quốc gia. Nhận thấy thực tế này, Chính phủ đã đưa ra các phương án cụ thể nhằm quản lý hoạt động khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản đi kèm với bảo vệ môi trường.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày nội dung về khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình theo Điều 65 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 (sau đây được gọi là Luật Khoáng sản năm 2010).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 65 Luật Khoáng sản năm 2010 thì việc khai thác khoáng sản ở khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình, trừ công trình quy định tại khoản 2 Điều này được thực hiện theo quy định sau đây:
“a) Đối với khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc thăm dò, khai thác trước khi dự án được phê duyệt hoặc cấp giấy phép đầu tư;
b) Đối với khu vực chưa được điều tra, đánh giá về khoáng sản mà trong quá trình xây dựng công trình phát hiện có khoáng sản thì cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quy định tại Điều 82 của Luật này quyết định việc khai thác hoặc không khai thác trong phạm vi xây dựng công trình; trường hợp quyết định khai thác thì không bắt buộc phải tiến hành thăm dò khoáng sản.”
Theo đó, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép gồm:
- Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.
- Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 65 Luật Khoáng sản năm 2010.
Theo đó, khu vực có dự án, công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội hoặc dự án, công trình quan trọng thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nếu phát hiện có khoáng sản thì Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì phối hợp với bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình để quyết định việc thăm dò, khai thác khoáng sản trong khu vực của dự án.
Trừ những dự án thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội theo pháp luật về đầu tư công, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư sau đây: Dự án ảnh hưởng lớn đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường; Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; Dự án có yêu cầu phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định.
Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương các dự án sau: Dự án không phân biệt nguồn vốn (Di dân tái định cư từ 10.000 người trở lên ở miền núi, từ 20.000 người trở lên ở vùng khác; Xây dựng và kinh doanh cảng hàng không; vận tải hàng không; Xây dựng và kinh doanh cảng biển quốc gia; Thăm dò, khai thác, chế biến dầu khí; Hoạt động kinh doanh cá cược, đặt cược, casino; Sản xuất thuốc lá điếu; Phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu chức năng trong khu kinh tế; Xây dựng và kinh doanh sân gôn); Dự án không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này có quy mô vốn đầu tư từ 5.000 tỷ đồng trở lên; Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng, xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài; Dự án khác thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định chủ trương đầu tư đối với các dự án sau đây: Dự án được Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; Dự án có sử dụng công nghệ thuộc Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.
Khoản 3 Điều 65 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định Trong trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép quyết định không khai thác thì phải có văn bản trả lời cho cơ quan quyết định đầu tư, cơ quan cấp giấy phép đầu tư hoặc chủ đầu tư.
Khai thác khoáng sản là hoạt động nhằm thu hồi khoáng sản, bao gồm xây dựng cơ bản mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các hoạt động khác có liên quan.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép khai thác khoáng sản gồm Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Nếu quyết định không khai thác thì phải trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư được biết.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật khoáng sản
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh