Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho giao thông thủy được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:57 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho giao thông thủy theo Luật Tài nguyên nước năm 2017

 

Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên môi trường cũng diễn ra phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững. Có thể thấy được, nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Đồng thời là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước sạch đã giảm đáng kể, tình trạng sử dụng nước không hợp lý mà lý do chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, một vài những khu vực rừng ngập mặn tại Việt Nam cũng tràn ngập túi rác thải nilon. Chính vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước. Muốn vậy, trước hết cần phải nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho giao thông thủy theo Điều 50 Luật Tài nguyên nước số 06/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 1 năm 2017 (sau đây được gọi là Luật Tài nguyên nước năm 2017).

Nhà nước khuyến khích khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển giao thông thủy

Căn cứ vào khoản 1 Điều 50 Luật Tài nguyên nước năm 2017 quy định như sau:

“1. Nhà nước khuyến khích khai thác, sử dụng nguồn nước để phát triển giao thông thủy.”

Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.

Trong đó, giao thông thủy là một kiểu giao thông trên nước. Các dạng giao thông thủy bao gồm: sông, hồ, biển và kênh – rạch.

Hoạt động giao thông thủy không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại lòng, bờ, bãi sông, suối, kênh, rạch và các công trình trên sông; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật

Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 50 Luật Tài nguyên nước năm 2017.

Theo đó, hoạt động giao thông thủy không được gây ô nhiễm nguồn nước, cản trở dòng chảy, gây hư hại lòng, bờ, bãi sông, suối, kênh, rạch và các công trình trên sông; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.

Việc xây dựng công trình, quy hoạch tuyến giao thông thủy phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch phát triển các vùng ven biển.

Khoản 3 Điều 50 Luật Tài nguyên nước năm 2017 quy định:

“3. Việc xây dựng công trình, quy hoạch tuyến giao thông thủy phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước và quy hoạch phát triển các vùng ven biển.”

Công trình tuyến giao thông thủy bao gồm công trình đường thủy nội địa và công trình giao thông hàng hải.

Công trình đường thủy nội địa là các âu tàu, luồng, các công trình đưa phương tiện giao thông khác qua kênh, sông, rạch hay các luồng trên đầm, hồ, vũng, vịnh, ven bờ biển, đi ra đảo hoặc nối các đảo thuộc nội thủy được khai thác, quản lý giao thông vận tải.

Công trình hàng hải gồm bến cảng, cảng biển, cầu cảng, khu nước luồng hàng hải, đèn biển… được xây dựng đầu tư hay thiết lập trong vùng nước biển và cảng biển Việt Nam.

Việc xây dựng và quản lý các công trình khác liên quan đến nguồn nước phải bảo đảm an toàn và hoạt động bình thường cho các phương tiện giao thông thủy và không được gây ô nhiễm nguồn nước

Nội dung này được quy định tại khoản 4 Điều 50 Luật Tài nguyên nước năm 2017.’

Theo đó, việc xây dựng và quản lý các công trình khác liên quan đến nguồn nước phải bảo đảm an toàn và hoạt động bình thường cho các phương tiện giao thông thủy và không được gây ô nhiễm nguồn nước.

Để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thủy nội địa nói chung và hoạt động vận tải hành khách từ bờ ra đảo nói riêng, đặc biệt ngăn ngừa không để xảy ra tai nạn giao thông tương tự, tại Công văn số 1439/VPCP-CN ngày 7/3/2022, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh yêu cầu Bộ trưởng các Bộ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục chỉ đạo thực hiện nghiêm Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 5/7/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các giải pháp cấp bách bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường thủy nội địa trong tình hình mới; chỉ đạo các chủ công trình tổ chức quan trắc chuyên dùng trong giao thông vận tải và cung cấp thông tin khí tượng thủy văn.

Theo đó, nghiêm khắc kiểm tra chứng nhận chuyên môn, giấy phép của các chủ công trình liên quan đến nguồn nước, đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông đường thủy và không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường.

Xem thêm tại: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên nước

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư