2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Cùng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội thì tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt tài nguyên môi trường cũng diễn ra phức tạp, có ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững. Có thể thấy được, nước là nguồn tài nguyên quý giá, nước rất cần thiết cho hoạt động sống của con người cũng như các sinh vật. Đồng thời là nguồn tài nguyên thiết yếu cho sự phát triển bền vững của quốc gia. Tuy nhiên, hiện nay, nguồn nước sạch đã giảm đáng kể, tình trạng sử dụng nước không hợp lý mà lý do chủ yếu lại đến từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Đặc biệt, hiện nay Việt Nam đứng thứ tư trên thế giới về ô nhiễm rác thải biển, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa, một vài những khu vực rừng ngập mặn tại Việt Nam cũng tràn ngập túi rác thải nilon. Chính vì vậy, việc quản lý, khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm nguồn nước đã trở thành mục tiêu hàng đầu của Nhà nước. Muốn vậy, trước hết cần phải nâng cao nhận thức của người dân về tầm quan trọng của nguồn nước đối với cuộc sống và phát triển kinh tế xã hội.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung về khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho thủy điện theo Điều 47 Luật Tài nguyên nước số 06/VBHN-VPQH ngày 04 tháng 1 năm 2017 (sau đây được gọi là Luật Tài nguyên nước năm 2017).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 47 Luật Tài nguyên nước năm 2017 quy định như sau:
“1. Việc khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu, trừ trường hợp khai thác, sử dụng nước với quy mô nhỏ.”
Nguồn nước là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác, sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất; mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác.
Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 47 Luật Tài nguyên nước năm 2017.
Theo đó, việc xây dựng các công trình thủy điện phải phù hợp với quy hoạch tài nguyên nước, tuân thủ quy định tại Điều 53 của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quy hoạch tài nguyên nước chính là “xương sống” để thực hiện tốt công tác quản lý tài nguyên nước.
Công trình thủy điện là công trình công nghiệp theo quy định tại khoản 5 Mục II của Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/5/2015 của Chính phủ về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng.
Như vậy, việc xây dựng công trình thủy điện phải có hồ chứa và đảm bảo các yêu cầu về hồ chứa và các quy định khác của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nguồn nước cho thủy điện phải tuân theo quy trình vận hành hồ chứa, quy trình vận hành liên hồ chứa do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm sử dụng tổng hợp, đa mục tiêu nguồn nước; có trách nhiệm hỗ trợ người dân nơi có hồ chứa.
Hồ chứa nước là công trình được hình thành bởi đập dâng nước và các công trình có liên quan để tích trữ nước, có nhiệm vụ chính là điều tiết dòng chảy, cắt, giảm lũ, cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, phát điện và cải thiện môi trường; bao gồm hồ chứa thủy lợi và hồ chứa thủy điện. Các hồ chứa vận hành theo Quy trình vận hành liên hồ chứa khi phối hợp vận hành đón lũ và giảm lũ sẽ phát huy tác dụng cắt, giảm lũ cho hạ du.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17 tháng 6 năm 2019 về việc ban hành quy trình vận hành liên hồ chứa trên lưu vực sông Hồng.
Xem thêm tại: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên nước
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh