2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế công nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và chất lượng sống của cộng đồng. Trước thực tế này, đòi hỏi Việt Nam phải đưa ra các biện pháp cụ thể để quản lý và hạn chế các tác động tiêu cực với môi trường, bảo đảm sức khỏe của con người và các sinh vật khác.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên theo Điều 147 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Căn cứ khoản 1 Điều 147 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“1. Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên, gồm đất, nước, rừng, nguồn lợi thủy sản, khoáng sản, nhiên liệu hóa thạch, các nguồn năng lượng tự nhiên và các dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên.”
Như vậy, có thể hiểu đơn giản vốn tự nhiên là tập hợp các tài sản của hệ sinh thái, kết hợp với các nguồn vốn khác tạo ra các dịch vụ thiết yếu cho phát triển kinh tế-xã hội và hỗ trợ phúc lợi cho con ngời. Một số tài sản vốn tự nhiên cung cấp cho con người hàng hóa và dịch vụ miễn phí thường được gọi là dịch vụ hệ sinh thái. Các dịch vụ này làm nền tảng cho nền kinh tế và xã hội phát triển.
Do việc cung cấp dịch vụ liên tục từ các tài sản vốn tự nhiên sẵn có phụ thuộc vào môi trường hoạt động lành mạnh, nên cấu trúc và sự đa dạng của môi trường sống và hệ sinh thái là các thành phần quan trọng của vốn tự nhiên.
Nội dung này được quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Tiếp cận dựa trên vốn tự nhiên là xem xét môi trường tự nhiên như các tài sản có giá trị, cần được quản lí, định giá, hạch toán và xem xét đến những tác nhân có thể ảnh hưởng đến tài sản vốn tự nhiên trong việc cung cấp các hàng hóa và dịch vụ trong tương lai.
Tuy nhiên, nguồn vốn này thường được xem xét là tài sản miễn phí và nếu không được định giá kinh tế phù hợp, dẫn đến việc quản lý không bền vững. Vì vậy, việc đề ra các nguyên tắc khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên là rất thiết thực và cần được triển khai nhanh chóng.
Theo đó, việc khai thác, sử dụng và phát triển vốn tự nhiên được thực hiện theo nguyên tắc sau đây:
a) Vốn tự nhiên được kiểm kê, đánh giá phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật;
b) Nhà nước ưu tiên đầu tư duy trì, phát triển vốn tự nhiên có khả năng tái tạo, cung cấp dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên;
c) Nguồn thu từ vốn tự nhiên được ưu tiên tái đầu tư duy trì, phát triển vốn tự nhiên.
Khoản 3 Điều 147 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng, phát huy lợi thế, đầu tư duy trì, phát triển vốn tự nhiên.
Nguồn vốn tự nhiên luôn là nền tảng để con người xây dựng nền kinh tế, xã hội và sự thịnh vượng. Hàng hóa và dịch vụ được cung cấp từ nguồn vốn tự nhiên có giá trị quan trọng cho đời sống và sự phát triển của con người.
Khoản 4 Điều 147 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện lồng ghép đầu tư phát triển vốn tự nhiên trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.”
Trong đó, chiến lược là tập hợp các quyết định về các mục tiêu dài hạn và các biện pháp, các cách thức, con đường đạt đến các mục tiêu đầu tư và phát triển vốn tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Quy hoạch thường được xây dựng dựa trên chiến lược phát triển trên một phạm vi nhất định trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo thời gian và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch phát triển ngắn hạn, trung hạn.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh