Khiếu nại, tố cáo về môi trường được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:38 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Khiếu nại, tố cáo về môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020

 

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế công nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra phức tạp ảnh hưởng nặng nề đến môi trường và chất lượng sống của cộng đồng. Trước thực tế này, đòi hỏi Việt Nam phải đưa ra các biện pháp cụ thể để quản lý và hạn chế các tác động tiêu cực với môi trường, bảo đảm lợi ích của cộng đồng.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về khiếu nại, tố cáo về môi trường theo Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).

Quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Căn cứ vào khoản 1 Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:

“1. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.”

Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Theo đó, có thể thấy khiếu nại được coi là quyền cơ bản của công dân. Mỗi cá nhân có quyền khiếu nại khi có căn cứ cho rằng có hành vi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân là trái pháp luật pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp được quy định. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp. Quy trình, thủ tục khiếu nại được thực hiện theo đúng các quy định của pháp luật.

Quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường

Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 163 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.

Theo đó, cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường với cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố cáo.

Công dân có quyền tố cáo với cơ quan, người có thẩm quyến đối với cơ quan, người có thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường sau đây:

  • Gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường;
  • Xâm phạm quyền, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư, tổ chức, gia đình và cá nhân.

Như vậy, nếu có đủ căn cứ cho rằng nhà máy sản xuất da giày có hành vi phát tán mùi cao su độc hại ra môi trường, bà có thể làm đơn tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của công ty đó.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư