2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế công nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Mối liên hệ giữa đa djang sinh học và sức khỏe con người đang dần trở thành một vấn đề chính trị quốc tế bởi những bằng chứng khoa học được xây dựng dựa trên các tác động sức khỏe toàn cầu do tổn thất đa dạng sinh học gây ra. Đồng thời, nó cũng liên hệ chặt chẽ với biến đổi khí hậu. Trước thực tế này, đòi hỏi các cơ quan nhà nước của Việt Nam phải đưa ra các quy định cụ thể về đa dạng sinh học nhằm sắp xếp, phân bố không gian hợp lý cho các khu vực quan trọng và ưu tiên bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về khu bảo tồn loài – sinh cảnh theo Điều 19 Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 (sau đây được gọi là Luật Đa dạng sinh học năm 2018).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 19 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định như sau:
“1. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh gồm có:
a) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia;
b) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh.”
Theo đó, khu bảo tồn loài – sinh cảnh là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất 01 loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. Đồng thời phải đảm bảo điều kiện sống, thức ăn, sinh sản để bảo tồn bền vững của loài sinh vật đặc hữu hoặc loài thuộc Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 19 Luật Đa dạng sinh học năm 2018.
Theo đó, khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp quốc gia phải có các tiêu chí chủ yếu sau đây:
a) Là nơi sinh sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ;
b) Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục.
Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
Trong đó, giá trị khoa học là bảo tồn nguồn gen sinh vật tự nhiên, là cơ sở để nhân giống và lai tạo mới, được coi như phòng thí nghiệm tự nhiên không có gì có thể thay thế được.
Giá trị giáo dục là lưu giữ nguồn gen, mẫu vật quý hiếm phục vụ cho hoạt động giảng dạy và sinh hoạt trong môi trường giáo dục.
Khoản 3 Điều 19 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định như sau:
“3. Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn.”
Khu bảo tồn loài - sinh cảnh cấp tỉnh là khu thuộc nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh nhằm mục đích bảo tồn các loài hoang dã trên địa bàn.
Theo đó, quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học là quy hoạch ngành quốc gia, sắp xếp, phân bố không gian các khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ xác định để bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.
Ví dụ: Khu bảo tồn loài sinh cảnh Chế Tạo - Mù Cang Chải nằm trên địa bàn các xã Chế Tạo, Nậm Khắt, Púng Luông, Lao Chải, Dế Xu Phình, cách thị trấn Mù Cang Chải về phía Nam khoảng 10km. Khu bảo tồn là một vòng cung được tạo thành bởi một hệ thống núi cao từ 1.700 - 2.500m, bao quanh xã Chế Tạo và vùng đầu nguồn của sông Nậm Chải, đây là khu vực rừng phòng hộ lưu vực hệ thống sông Đà.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Đa dạng sinh học năm 2018
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh