2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Quản lý rừng bền vững là phương thức quản trị rừng bảo đảm đạt được các mục tiêu bảo vệ và phát triển rừng, không làm suy giảm các giá trị và nâng cao giá trị rừng, cải thiện sinh kế, bảo vệ môi trường, góp phần giữ vững quốc phòng, an ninh. Nhằm đảm bảo việc thực hiện quản lý rừng bền vững thì không thể thiếu đến hoạt động kiểm kê rừng theo quy định của pháp luật. Bài viết dưới đây, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày về kiểm kê rừng theo quy định của pháp luật.
Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.
Kiểm kê rừng là việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về diện tích, trữ lượng và chất lượng các loại rừng tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần kiểm kê.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật lâm nghiệp 2017 quy định kiểm kê rừng như sau:
1. Kiểm kê rừng thực hiện theo cấp chính quyền gắn với chủ quản lý cụ thể trên phạm vi toàn quốc để xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; điều chỉnh, bổ sung cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng.
Mục đích của kiểm kê rừng là nhằm xác định hiện trạng diện tích, trữ lượng rừng, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp; điều chỉnh, bổ sung cơ sở dữ liệu rừng và đất chưa có rừng. Cụ thể, kiểm kê rừng nhằm tạo bộ dữ liệu về rừng, chủ rừng sát thực tế, làm cơ sở điều chỉnh lại quy hoạch 03 loại rừng trên nền quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, thống nhất giữa bản đồ và số liệu giữa ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn với ngành tài nguyên và môi trường ở tất cả các cấp.
Khoản 2 Điều 34 Luật lâm nghiệp 2017 quy định nội dung cơ bản của kiểm kê rừng như sau:
2. Nội dung cơ bản của kiểm kê rừng bao gồm:
a) Tập hợp và xử lý thông tin về tài nguyên rừng;
b) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của lô rừng;
c) Kiểm kê diện tích, trữ lượng rừng của chủ rừng;
d) Kiểm kê tổng diện tích, trữ lượng rừng theo cấp hành chính;
đ) Lập hồ sơ quản lý rừng của lô, khoảnh, tiểu khu, chủ rừng, đơn vị hành chính.
e) Công bố kết quả kiểm kê rừng.
Lô rừng là đơn vị cơ sở để theo dõi diễn biến rừng, được tập hợp theo khoảnh, tiểu khu rừng đối với từng chủ rừng và tổng hợp trên địa bàn cấp xã, huyện, tỉnh, quốc gia.
Khoảnh: Là đơn vị quản lý rừng được phân chia ra từ tiểu khu rừng, khoảnh có ranh giới ổn định, dễ xác định vị trí, ranh giới trên thực địa, thuận lợi trong quản lý và chỉ đạo sản xuất; mỗi khoảnh có diện tích trung bình 100 ha, số hiệu khoảnh được đánh số theo từng tiểu khu.
Tiểu khu: Là đơn vị cơ bản trong hệ thống quản lý rừng, tiểu khu rừng có ranh giới cố định được bao gồm trọn một số khoảnh và thuận lợi cho việc quản lý khu rừng. Mỗi tiểu khu có diện tích trung bình 1.000 ha, số hiệu tiểu khu được đánh số theo một hệ thống trong phạm vi của cấp tỉnh.
Khoản 3 Điều 34 Luật lâm nghiệp 2017 quy định:
3. Việc kiểm kê rừng được thực hiện 10 năm một lần phù hợp với thời điểm kiểm kê đất đai.
Kiểm kê đất đai là việc Nhà nước tổ chức điều tra, tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về hiện trạng sử dụng đất tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động đất đai giữa hai lần kiểm kê. Theo đó, thời hạn kiểm kê rừng được quy định thực hiện 10 năm một lần phù hợp với thời điểm kiểm kê đất đai.
Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật.
Khoản 4 Điều 34 Luật lâm nghiệp 2017 quy định trách nhiệm của chủ rừng:
- Chủ rừng có trách nhiệm thực hiện kiểm kê rừng và chịu sự kiểm tra của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp tỉnh đối với chủ rừng là tổ chức; hoặc cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp cấp huyện đối với chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; kê khai số liệu kiểm kê rừng theo biểu mẫu quy định và chịu trách nhiệm về nội dung kê khai.
Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp bao gồm:
- Cơ quan thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp ở Trung ương là Bộ NN&PTNT.
- Cơ quan giúp UBND cấp tỉnh thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp là Sở NN&PTNT.
- Cơ quan giúp UBND cấp huyện thực hiện quản lý nhà nước chuyên ngành về lâm nghiệp là phòng chức năng được phân công về nông nghiệp và phát triển nông thôn và hạt kiểm lâm.
- Cấp xã (nơi có rừng), có cán bộ lâm nghiệp chuyên trách giúp Chủ tịch UBND cấp xã thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn về bảo vệ và phát triển rừng.
Khoản 5 Điều 34 Luật lâm nghiệp 2017 quy định trách nhiệm của cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp như sau:
- Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ về kỹ thuật và kiểm tra, giám sát thực hiện kiểm kê rừng; hỗ trợ kinh phí kiểm kê rừng cho chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Nội dung kiểm kê rừng; quy định phương pháp, quy trình kiểm kê rừng được quy định cụ thể tại Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh