Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển được quy định như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 17:00:02 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển

Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, vùng đặc quyền kinh tế biển gấp khoảng ba lần diện tích đất liền, với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và hơn 3.000 đảo lớn, nhỏ. Tài nguyên và lợi thế do biển mang lại hứa hẹn nhiều triển vọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước. Trong quá trình khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo, nhiều hoạt động của con người đã trực tiếp hoặc gián tiếp làm gia tăng mức độ suy thoái tài nguyên, môi trường hoặc những thay đổi theo chiều hướng bất lợi tại các hải đảo. Để đáp ứng nhu cầu về sử dụng và phát triển bền vững các hải đảo Luật tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 đã đưa ra các quy định về quản lý tài nguyên hải đảo, trong đó đặc biệt nhấn mạnh về vấn đề phân loại hải đảo để khai thác, sử dụng tài nguyên hải đảo.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nội dung về Kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển theo Điều 45 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo số 82/2015/QH13 ngày 25 tháng 06 năm 2015 (sau đây được gọi tắt là Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015)

Căn cứ pháp lý

- Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015;

- Luật số 35/2018/QH14 ngày 20 tháng 11 năm 2018 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019;

- Nghị định 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Chất thải nguy hại

Căn cứ vào khoản 1 Điều 45 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 quy định:

“1. Chất thải nguy hại từ các hoạt động trên biển phải được thu gom, phân loại, lưu giữ, vận chuyển và xử lý theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.”

Chất thải nguy hại bao gồm những chất thải dễ cháy, dễ nổ, có tính oxi hóa, ăn mòn, hay những chất thải có độc tính đối với con người và hệ sinh thái và chất thải có tính lây nhiễm.

Theo đó, chất thải nguy hại bao gồm: Chất thải từ ngành thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản, dầu khí và than; cơ sở tái chế, xử lý, tiêu hủy chất thải, xử lý nước cấp sinh hoạt và công nghiệp; Chất thải từ ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Các công trình, thiết bị trên biển hết thời hạn sử dụng

Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình (tuổi thọ thiết kế) là khoảng thời gian công trình được dự kiến sử dụng, đảm bảo yêu cầu về an toàn và công năng sử dụng. Thời hạn sử dụng theo thiết kế của công trình được quy định trong quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan, nhiệm vụ thiết kế xây dựng công trình

Theo đó, các công trình, thiết bị trên biển sau khi hết thời hạn sử dụng mà không tiếp tục sử dụng phải được tháo dỡ, vận chuyển về đất liền hoặc nhận chìm theo quy định của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo và pháp luật có liên quan.

Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu, hoá chất, chất phóng xạ, chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường biển

Chủ phương tiện vận chuyển, lưu giữ xăng, dầu, hoá chất, chất phóng xạ, chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường biển phải có kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường; bảo đảm không làm rò rỉ, thất thoát, tràn thấm ra biển xăng, dầu, hoá chất, chất phóng xạ, các chất độc và các chất khác có nguy cơ gây ra sự cố môi trường.

Như vậy, nếu chủ phương tiện vận chuyển các chất gây ô nhiễm môi trường không theo đúng quy định về bảo vệ môi trường thì bị Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Nước thải từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí và các công trình, thiết bị khác trên biển; bùn dầu và bùn chứa hợp chất độc hại

Dầu thải từ tàu thuyền bao gồm nước đáy tàu, bùn thải nhiễm dầu và nước dằn tàu nhiễm dầu từ các khoang chứa nhiên liệu. Ngoài tàu chở dầu, tàu thương mại cũng thải dầu từ các khoang máy móc ra biển. Các hoạt động xả thải liên quan đến tàu hàng bao gồm nước thải từ việc cọ rửa khoang chứa và nước dằn nhiễm dầu.

Các chất thải trong quá trình khám phá và khai thác dầu và khí tự nhiên ngoài khơi bao gồm nước khoan/bùn khoan, nước vỉa và phoi cắt, nước thải từ máy móc.

Theo đó, nước thải từ tàu thuyền, giàn khoan, giàn khai thác dầu khí và các công trình, thiết bị khác trên biển; bùn dầu và bùn chứa hợp chất độc hại trong thăm dò, khai thác dầu khí phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường trước khi thải ra biển.

Trên đây là 4 nội dung đầu tiên trong kiểm soát ô nhiễm môi trường biển từ các hoạt động trên biển. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư