2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Thủy lợi đóng vai trò rất quan trọng trong việc khai thác sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên nước và môi trường, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, đáp ứng các yêu cầu về nước để tồn tại và phát triển cuộc sống cũng như các loại hình sản xuất phát triển kinh tế. Trước tầm quan trọng đó, Luật Thủy lợi được Quốc hội khóa 14, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19-6-2017 và có hiệu lực từ ngày 1-7-2018 có 10 chương, 60 điều quy định về điều tra cơ bản, chiến lược, quy hoạch thủy lợi; đầu tư xây dựng công trình thủy lợi; quản lý, khai thác công trình thủy lợi và vận hành hồ chứa thủy điện phục vụ thủy lợi; dịch vụ thủy lợi; bảo vệ và bảo đảm an toàn công trình thủy lợi; thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng; quyền, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động thủy lợi; trách nhiệm quản lý nhà nước về thủy lợi. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày quy định pháp luật về kinh phí hoạt động thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
Thủy lợi là tổng hợp các giải pháp nhằm tích trữ, điều hòa, chuyển, phân phối, cấp, tưới, tiêu và thoát nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất muối; kết hợp cấp, tiêu, thoát nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế khác; góp phần phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo đảm an ninh nguồn nước.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2018/NĐ-CP giải thích: Thủy lợi nhỏ là công trình thủy lợi có nhiệm vụ tích trữ nước, cấp nước, tưới, tiêu, thoát nước có quy mô nhỏ hơn: 20 ha đối với vùng miền núi cả nước; 50 ha đối với vùng Trung du, Tây Nguyên; 100 ha đối với vùng đồng bằng; 300 ha đối với vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Thủy lợi nội đồng là công trình kênh, mương, rạch, đường ống dẫn nước tưới, tiêu nước trong phạm vi từ điểm giao nhận sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đến khu đất canh tác.
Khoản 1 Điều 51 Luật Thủy lợi 2017 quy định kinh phí hoạt động thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng bao gồm:
Thứ nhất: Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đóng góp;
Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi là sản phẩm, dịch vụ được tạo ra do khai thác công trình thủy lợi. Kinh phí chủ yếu của hoạt động thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng đến từ các tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi đóng góp để nhằm phát triển và bảo vệ thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng phục vụ cho nhu cầu sản xuất, sử dụng của tổ chức, cá nhân đó.
Thứ hai: Hỗ trợ của Nhà nước;
Nhằm thúc đẩy phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng, nhà nước thường xuyên hỗ trợ nguồn kinh phí phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước.
Thứ ba: Tổ chức, cá nhân khác đầu tư.
Ngoài nguồn kinh phí từ đầu tư của tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi , tổ chức, cá nhân khác có thể đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định.
Khoản 2,3 Điều 51 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:
2. Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này thực hiện thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở.
3. Các thành viên của tổ chức thủy lợi cơ sở thoả thuận mức chi phí phải đóng góp cho tổ chức thủy lợi cơ sở theo nguyên tắc đa số, tính đúng, tính đủ.
Tổ chức thủy lợi cơ sở là tổ chức của những người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi cùng hợp tác đầu tư xây dựng hoặc quản lý, khai thác công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng. Theo đó, kinh phí hỗ trợ của Nhà nước thực hiện thông qua tổ chức thủy lợi cơ sở.
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh