Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh được quy định như thế nào?

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:40 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh theo Luật Đa dạng sinh học năm 2018

 

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế công nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Mối liên hệ giữa đa djang sinh học và sức khỏe con người đang dần trở thành một vấn đề chính trị quốc tế bởi những bằng chứng khoa học được xây dựng dựa trên các tác động sức khỏe toàn cầu do tổn thất đa dạng sinh học gây ra. Đồng thời, nó cũng liên hệ chặt chẽ với biến đổi khí hậu. Trước thực tế này, đòi hỏi các cơ quan nhà nước của Việt Nam phải có kế hoạch quản lý cụ thể nhằm bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về lập, thẩm định dự án khu bảo tồn cấp tỉnh theo Điều 24 Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 (sau đây được gọi là Luật Đa dạng sinh học năm 2018).

Quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh

Căn cứ vào khoản 1 Điều 24 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định như sau:

“1. Căn cứ vào nội dung bảo tồn đa dạng sinh học trong quy hoạch tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Ủy ban nhân dân các cấp có liên quan, ý kiến cộng đồng dân cư sinh sống hợp pháp trong khu vực dự kiến thành lập khu bảo tồn hoặc tiếp giáp với khu bảo tồn và ý kiến chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này.”

Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.

Quy hoạch tổng thể bảo tồn đa dạng sinh học là quy hoạch ngành quốc gia, sắp xếp, phân bố không gian các khu vực đa dạng sinh học cao, cảnh quan sinh thái quan trọng, hành lang đa dạng sinh học, khu bảo tồn thiên nhiên và cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học trên lãnh thổ xác định để bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho thời kỳ xác định.

Theo đó, Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý khu bảo tồn theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ.

Trách nhiệm của các cơ quan nhà nước

Nội dung này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 24 Luật Đa dạng sinh học năm 2018.

Theo đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý khu bảo tồn quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật này chủ trì phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan quy định trình tự, thủ tục lập, thẩm định dự án thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh; nội dung quyết định thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh.

Khu bảo tồn thiên nhiên (sau đây gọi là khu bảo tồn) là khu vực địa lý được xác lập ranh giới và phân khu chức năng để bảo tồn đa dạng sinh học, bao gồm:

a) Vườn quốc gia;

b) Khu dự trữ thiên nhiên;

c) Khu bảo tồn loài - sinh cảnh;

d) Khu bảo vệ cảnh quan.

Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức quản lý khu bảo tồn theo sự phân công, phân cấp của Chính phủ. Đồng thời phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để quy định các trình tự, nội dung việc thành lập khu bảo tồn cấp tỉnh.

Ví dụ: Quyết định số 494/QĐ-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế về phê duyệt đề án thành lập khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo đó, tên gọi, phân hạng và phân cấp khu bảo tồn này được quy định như sau:

“a) Tên gọi

- Tên tiếng Việt: Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Tên viết tắt: Khu bảo tồn đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai.

- Tên tiếng Anh: Tam Giang - Cau Hai Wetland Protected Area.

Tên viết tắt: TG-CH WPA.

b) Phân hạng khu bảo tồn: Khu dự trữ thiên nhiên trong hệ thống Khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam.

c) Phân cấp quản lý: cấp tỉnh.”

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Đa dạng sinh học năm 2018

Luật Hoàng Anh

 

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư