2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường chính là vấn đề nóng bỏng được chính phủ các quốc gia quan tâm hàng đầu, trong đó có Việt Nam. Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, tốc độ đô thị hóa nhanh, sự di dân tự do từ các tỉnh về thành phố lớn, việc xây dựng các công trình, các khu chung cư nhiều… nên đối mặt với những thách thức to lớn từ ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trong đó, biến đổi khí hậu là một trong những mối lo ngại mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra những quy định về ứng phó với biến đổi khí hậu để người dân có cái nhìn tổng thể nhất và có biện pháp thích hợp trước sự biến đổi của khí hậu.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các quy định về lồng ghép nội dung ứng phó biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch theo Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây được gọi là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 1 Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Theo đó, nội dung lồng ghép ứng phó với biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch bao gồm:
“a) Kịch bản biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu được sử dụng trong việc xác định mục tiêu dài hạn của chiến lược, quy hoạch;
b) Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được lồng ghép vào nội dung của chiến lược, quy hoạch;
c) Kết quả phân tích, đánh giá giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu được sử dụng trong việc xác định chỉ tiêu kinh tế - xã hội của chiến lược, quy hoạch.”
Biến đổi khí hậu là thuật ngữ được dùng để chỉ sự thay đổi của khí hậu do tác động chủ yếu của con người làm thay đổi các thành phần của khí quyển trái đất. Sự thay đổi này kết hợp với các yếu tố biến động tự nhiên của tự nhiên dẫn tới các biến đổi của khí hậu qua các thời kỳ. Nói một cách dễ hiểu, biến đổi khí hậu chính là sự thay đổi của hệ thống khí hậu từ sinh quyển, khí quyển, thủy quyền tới thạch quyển trong hiện tại và tương lai.
Tình trạng biến đổi khí hậu xuất phát từ 2 yếu tố chính là do tác động của con người vào môi trường tự nhiên (hoạt động sản xuất, phá rừng làm tặng lượng khí CO2…) và do sự thay đổi tự nhiên như hoạt động mặt trời, quỹ đạo trái đất…
Biến đối khí hậu có thể làm mực nước biển dâng do nhiệt độ tăng cao, thay đổi địa chất tự nhiên và có thể làm biến mất nhiều khu vực đảo ven biển, phá hủy hệ sinh thái do lượng khí độc tăng và điều kiện khí hậu thay đổi, mất đa dạng sinh học và thậm chí có thể dẫn đến thiên tai, dịch bệnh và các thiệt hại về kinh tế.
Vì vậy, để tăng cường khả năng thích ứng và phục hồi của các cộng đồng, thành phần kinh tế trước tác động của BĐKH, việc lồng ghép BĐKH vào chiến lược, quy hoạch các cấp cần phải được thực hiện triệt để, kịp thời, theo Điều 4.1 của Công ước quốc tế về BĐKH (các quốc gia trong đó có Việt Nam phải đưa vấn đề BĐKH vào quy hoạch phát triển quốc gia và ngành). Việc lồng ghép các chính sách về BĐKH trong chính sách, kế hoạch phát triển của quốc gia và địa phương góp phần làm giảm tính dễ bị tổn thương và tăng khả năng thích ứng, đảm bảo sự phát triển bền vững.
Căn cứ vào khoản 2 Điều 93 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“2. Chiến lược, quy hoạch quy định tại Điều 25 của Luật này phải lồng ghép nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Từ kế hoạch lồng ghép ứng phó biến đổi khí hậu vào chiến lược quy hoạch sẽ đưa ra được những chính sách, quyết định đến sự phát triển của địa phương và các ngành có liên quan. Trên cơ sở đó, các nhà hoạch định chính sách lựa chọn các bước thích hợp và xác định các tiêu chí đặc thù cho từng ngành địa phương.
Theo đó, việc lồng ghép, tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội là một phương pháp tiếp cận khôn ngoan để ứng phó với biến đổi khí hậu trông các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, quá trình phát triển hạn chế được những rủi ro do biến đổi khí hậu và tận dụng cơ hội từ biến đổi khí hậu để xây dựng nền kinh tế cacbon thấp.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh