2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Hiện nay, môi trường đa dạng sinh học chính là một trong những vấn đề nóng bỏng được cả thế giới quan tâm hàng đầu. Trong đó, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có tài nguyên sinh học đa dạng, phong phú và giàu có nhất. Sự đa dạng này không chỉ ở sự có mặt của những loài động vật, thực vật hoang dã quý hiếm mà còn là những nguồn gen đặc hữu chỉ tồn tại ở một hoặc một số khu vực địa lý nhất định. Vì vậy, việc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn gen sinh vật trong giai đoạn này đỡ trở thành những thách thức lớn của con người. Với nhận thức đó, Việt Nam đã sớm xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cho việc quản lý bảo tồn nguồn gen. Nhận thấy được vấn đề này, Chính phủ đã đưa ra những quy định cụ thể nhằm quản lý nguồn gen một cách có hệ thống và hiệu quả nhất.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ các nội dung về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen theo khoản 2 Điều 60 Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2018 (sau đây được gọi là Luật Đa dạng sinh học năm 2018).
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 60 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định như sau:
“a) Tuân thủ các quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen;”
Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên. Trong đó, mẫu vật di truyền là mẫu vật thực vật, động vật, vi sinh vật và nấm mang các đơn vị chức năng di truyền còn khả năng tái sinh.
Giấy phép tiếp cận nguồn gen là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho Bên tiếp cận để thực hiện các hoạt động tiếp cận nguồn gen với các mục đích: nghiên cứu không vì mục đích thương mại; nghiên cứu vì mục đích thương mại; phát triển sản phẩm thương mại.
Nội dung này được quy định chi tiết tại điểm b khoản 2 Điều 60 Luật Đa dạng sinh học năm 2018.
Tiếp cận nguồn gen là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại.
Theo đó, tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen có nghĩa vụ báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen về kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại theo thời hạn quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen.
Điểm c khoản 2 Điều 60 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định:
“c) Chia sẻ lợi ích thu được với các bên liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen;”
Đây cũng là một trong những nội dung chính yêu cầu bắt buộc trong hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích. Điều này nhằm hướng đến sự chia sẻ công bằng và hợp lý lợi ích phát sinh từ việc sử dụng nguồn gen từ việc tiếp cận thích hợp nguồn gen và chuyển giao công nghệ phù hợp, từ đó hướng tới mục tiêu to lớn là bảo tồn đa dạng sinh học và sử dụng bền vững các thành phần của đa dạng sinh học.
Theo đó, Nhà nước bảo hộ bản quyền tri tức truyền thống về nguồn gen, khuyến khích và hỗ trợ tổ chức, cá nhân đăng ký bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen.
Điểm d khoản 2 Điều 60 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định tổ chức, cá nhân có các nghĩa vụ khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
Trong đó, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích là hợp đồng thỏa thuận giữa Bên cung cấp và Bên tiếp cận về các điều khoản và điều kiện để thực hiện hoạt động tiếp cận nguồn gen cho các mục đích sử dụng và chia sẻ lợi ích từ việc sử dụng nguồn gen.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Đa dạng sinh học năm 2018
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh