Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản được quy định như thế nào? (Phần 1)

Thứ ba, 31/01/2023, 16:57:49 (GMT+7)

Bài viết này trình bày quy định về Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản theo Luật Khoáng sản năm 2010

 

Có thể nói, nước ta được đánh giá có nhiều lợi thế về tài nguyên khoáng sản. Các kết quả công tác điều tra, đánh giá cho thất nguồn tài nguyên khoáng sản khá đa dạng và phong phú với trên 5000 mỏ, điểm quặng của 60 loại khoáng sản khác nhau như than, sắt, đá vôi…; có một số loại khoáng sản có quy mô trữ lượng đáng kể, tầm cỡ thế giới, có ý nghĩa chiến lượng và lá nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Tuy nhiên, hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản lại trở thành thách thức lớn khi nguồn khoáng sản đang ngày một cạn kiệt do con người chỉ khai thác mà không có phương pháp bảo vệ, cải tạo. Thậm chí còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, đất đai của quốc gia. Nhận thấy thực tế này, Chính phủ đã đưa ra các phương án cụ thể nhằm quản lý hoạt động khai thác sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên khoáng sản đi kèm với bảo vệ môi trường.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ trình bày các nội dung đầu tiên về nghĩa vụ của tổ chức thăm dò khoáng sản theo khoản 2 Điều 42 Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 ngày 17 tháng 11 năm 2010 (sau đây được gọi là Luật Khoáng sản năm 2010).

Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác

Căn cứ vào điểm a khoản 2 Điều 42 Luật Khoáng sản năm 2010 quy định như sau:

“a) Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;”

Theo đó, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 191/2016/TT-BTC ngày 08 thán 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng phí thẩm định, đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản.

Như vậy, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép thăm dò khoáng sản và nghĩa vụ tài chính khác. Mức thu phí thẩm định đánh giá trữ lượng khoáng sản và lệ phí cấp giấy phép hoạt động khoáng sản quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo thông tư này.

Đối với hoạt động thăm dò:

a) Diện tích thăm dò nhỏ hơn 100 hec-ta (ha), mức thu là 4.000.000 đồng/01 giấy phép;

b) Diện tích thăm dò từ 100 ha đến 50.000 ha, mức thu là 10.000.000 đồng/01 giấy phép;

c) Diện tích thăm dò trên 50.000 ha, mức thu là 15.000.000 đồng/01 giấy phép.

Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận

Theo đó, tổ chức, cá nhân khi có giấy phép thăm dò khoáng sản có nghĩa vụ thực hiện các nội dung trong giấy phép và tuân thủ các quy định của pháp luật.

Nội dung của giấy phép thăm dò khoáng sản bao gồm:

- Tên tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản;

- Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;

- Phương pháp, khối lượng thăm dò;

- Thời hạn thăm dò khoáng sản;

-Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.

Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán

Trường hợp có sự thay đổi về phương pháp thăm dò hoặc thay đổi (tăng hoặc giảm) khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán trong đề án thăm dò đã được chấp thuận, tổ chức, cá nhân được phép thăm dò khoáng sản phải gửi báo cáo giải trình về lý do thay đổi cho Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có hoạt động thăm dò khoáng sản trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; cho Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Trong thời gian không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này, theo thẩm quyền, Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tài liệu có liên quan, kể cả kiểm tra thực địa, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thăm dò văn bản chấp thuận việc thay đổi phương pháp thăm dò hoặc khối lượng thăm dò. Sau thời gian nêu trên, nếu không có văn bản trả lời coi như đã chấp thuận.

Trên đây là 3 nội dung đầu tiên về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thăm dò khoáng sản. Các nội dung tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.

Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật khoáng sản

Luật Hoàng Anh

Dịch vụ pháp lý

Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh

Đăng ký email

Số điện thoại nhận tin

© Bản quyền thuộc về -Luật Hoàng Anh- Mọi sự sao chép phải được sự chấp thuận của Luật Hoàng Anh bằng văn bản.
Lên đầu trang zalo.png messenger.png 0908 308 123
Tư  vn  min  phí  ngay Chat  vi  lut  sư