2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nội dung này được quy định tại khoản 4 Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020.
Nguồn lực cho bảo vệ môi trường là nguồn nhân lực, vật lực và tri thức (công nghệ, quy trình, năng lực quản lý) để thực hiện công tác bảo vệ môi trường nhằm đạt mục tiêu bảo vệ môi trường đặt ra. Nguồn lực tài chính cho công tác bảo vệ môi trường được hiểu toàn bộ nguồn tiền được sử dụng phục vụ cho bảo vệ môi trường.
Theo đó, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm bảo đảm kinh phí cho các hoạt động bảo vệ môi trường sau đây:
a) Đầu tư đổi mới công nghệ xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
b) Đầu tư xây dựng, vận hành công trình bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường (nếu có);
d) Thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (nếu có);
đ) Các hoạt động bảo vệ môi trường khác theo quy định của pháp luật.
Khoản 5 Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định như sau:
“5. Kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường quy định tại khoản 4 Điều này phải được thống kê, hạch toán và công khai trên hệ thống kế toán của cơ sở và báo cáo theo quy định của pháp luật.”
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đó, kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước và các nguồn khác theo quy định của pháp luật. Như vậy kinh phí chi cho bảo vệ môi trường phải đảm bảo công khai, minh bạch và được thống kê theo quy định pháp luật.
Ví dụ: Thông tư số 02/2017/TT-BTC ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn quản lý kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường.
Khoản 6 Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định về trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và môi trường:
“6. Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc thống kê, theo dõi và công bố nguồn lực cho hoạt động bảo vệ môi trường.”
Khoản 7 Điều 148 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“7. Chính phủ quy định chi tiết khoản 1 và khoản 2 Điều này.”
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2022. Hiện nay, để thực hiện Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật năm 2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng đã ký Quyết định số 151/QĐ-BTNMT thành lập Tổ soạn thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Trong đó, Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Luật Bảo vệ môi trường sẽ quy định chi tiết một số nội dung của Luật Luật Bảo vệ môi trường về bảo vệ môi trường nước, đất, không khí; chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, giấy phép môi trường; bảo vệ môi trường nông thôn, quản lý chất thải y tế, bảo vệ môi trường trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản và hoạt động dầu khí; quản lý chất thải và kiểm soát các chất ô nhiễm khác; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu môi trường và báo cáo môi trường; phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường và nguồn lực về bảo vệ môi trường.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về luật bảo vệ môi trường
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh