2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong lĩnh vực tăng trưởng nền kinh tế quốc gia, nâng cao đời sống tinh thần và vật chất của người dân. Tuy nhiên, quá trình phát triển nền kinh tế công nghiệp đã bộc lộ nhiều bất cập và tạo ra nhiều áp lực lớn lên môi trường, các hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Mối liên hệ giữa đa djang sinh học và sức khỏe con người đang dần trở thành một vấn đề chính trị quốc tế bởi những bằng chứng khoa học được xây dựng dựa trên các tác động sức khỏe toàn cầu do tổn thất đa dạng sinh học gây ra. Đồng thời, nó cũng liên hệ chặt chẽ với biến đổi khí hậu. Trước thực tế này, đòi hỏi các cơ quan nhà nước của Việt Nam phải đưa ra các quy định cụ thể về đa dạng sinh học nhằm phổ biến và nâng cao nhận thức khắp cộng đồng và ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ nguyên tắc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học theo Điều 4 Luật Đa dạng sinh học số 32/VBHN-VPQH ngày 10 tháng 12 năm 2028 (sau đây được gọi là Luật Đa dạng sinh học năm 2018).
Căn cứ vào khoản 1 Điều 4 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định như sau:
“1. Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân.”
Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.
Như vậy, bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá nhân. Điều này nhằm xác định rõ ràng trách nhiệm của toàn thể cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển bền vững đa dạng sinh học trong quốc gia.
Nội dung này được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 4 Luật Đa dạng sinh học năm 2018.
Theo đó, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn với khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học; giữa bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý đa dạng sinh học với việc xóa đói, giảm nghèo.
Đa dạng sinh học là sự phong phú về gen, loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.
Đa dạng sinh học có tầm quan trọng vô cùng to lớn đối vói sự phát triển bền vững của nhân loại. Đa dạng sinh học có những giá trị kinh tế, môi trường và cuộc sống to lớn mà chỉ vài thập kỉ gần đây chúng ta mới ý thức được một cách đầy đủ.
Tuy nhiên các vấn đề khai thác đa dạng sinh học phục vụ cho kinh tế xã hội phải đảm bảo không phá vỡ sự cân bằng trong hệ sinh thái làm đa dạng sinh học.
Khoản 3 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“3. Bảo tồn tại chỗ là chính, kết hợp bảo tồn tại chỗ với bảo tồn chuyển chỗ.”
Bảo tồn tại chỗ là bảo tồn loài hoang dã trong môi trường sống tự nhiên của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị trong môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng.
Bảo tồn chuyển chỗ là bảo tồn loài hoang dã ngoài môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của chúng; bảo tồn loài cây trồng, vật nuôi đặc hữu, có giá trị ngoài môi trường sống, nơi hình thành và phát triển các đặc điểm đặc trưng của chúng; lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền trong các cơ sở khoa học và công nghệ hoặc cơ sở lưu giữ, bảo quản nguồn gen và mẫu vật di truyền.
Khoản 4 Điều 4 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định nguyên tắc tổ chức, cá nhân hưởng lợi từ việc khai thác, sử dụng đa dạng sinh học phải chia sẻ lợi ích với các bên có liên quan; bảo đảm hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước với lợi ích của tổ chức, cá nhân.
Đa dạng sinh học là cơ sở cung cấp thực phẩm, là nền tảng cho sức khỏe của loài người. Đa dạng sinh học cũng mang lại giá trị xuất khẩu có lợi nhuận cao và tăng uy tín trên thị trường thế giới. Theo đó, đa dạng sinh học đã mang lại những lợi ích không chỉ về môi trường xã hội mà còn đem lại những giá trị kinh tế to lớn cho cá nhân và quốc gia.
Căn cứ vào khoản 5 Điều 4 Luật Đa dạng sinh học năm 2018 quy định:
“5. Bảo đảm quản lý rủi ro do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.”
Quản lý rủi ro là một hoạt động xây dựng quy trình có hệ thống bài bản, mang tính khoa học nhằm tìm ra, phòng ngừa và tìm ra giải pháp nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có khả năng phát sinh do sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen gây ra đối với đa dạng sinh học.
Xem thêm: Tổng hợp bài viết về Luật Đa dạng sinh học năm 2018
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh