2
Tư vấn mở chuỗi kinh doanh nhượng quyền thương mại
MỤC LỤC
Nguyên tắc là hệ thống các quan điểm, tư tưởng xuyên suốt toàn bộ hay một giai đoạn nhất định đòi hỏi các tổ chức và cá nhân phải tuân theo.
Ở đây, nguyên tắc của ngành luật này là tư tưởng chủ đạo và xuyên suốt trong quá trình xây dựng và áp dụng của luật Bảo vệ môi trường. Trong phạm vi bài viết này, Luật Hoàng Anh sẽ làm rõ 4 nguyên tắc đầu tiên về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 (sau đây sẽ được gọi tắt là Luật Bảo vệ môi trường năm 2020).
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“1. Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân.”
Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên. Vì vậy mà mỗi một cá thể hay tổ chức sinh sống trên đất nước Việt Nam đều có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường, bảo vệ cuộc sống của chính bản thân.
Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 quy định Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.
Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Khoản 3 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:
“3. Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành.”
Môi trường trong lành có thể được hiểu là môi trường mà ở đó chất lượng của nó đảm bảo cho cuộc sống con người diễn ra an toàn và hài hòa tự nhiên nhất. Được sống trong môi trường trong lành là quyền tự nhiên của con người. Việc đảm bảo môi trường xung quanh mỗi người khiến đời sống sinh hoạt và sản xuất có hiệu quả hơn cả. Cũng theo nguyên tắc này, các công tác bảo vệ môi trường luôn cần được phối hợp hài hòa với các quyền và nghĩa vụ của người dân, không vi phạm đến quyền lợi của trẻ em và con người.
Khoản 4 Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17 tháng 11 năm 2020 quy định:
“4. Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải.”
Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.
Hoạt động sinh hoạt và sản xuất của người dân diễn ra thường xuyên và không ngừng nghỉ đã tác động sâu sắc đến không gian sống của con người và sinh vật tự nhiên. Chính vì thế mà các công tác bảo vệ môi trường cũng phải được tiến hành thường xuyên để có thể bù đắp những lỗ hổng mà con người và tự nhiên mang lại. Đặc biệt, các hoạt động dự báo và phòng ngừa có thể làm ngăn chặn các tác động đó ngay từ đầu và cần được ưu tiên thực hiện trước.
Trên đây là 4 nguyên tắc đầu tiên về bảo vệ môi trường. Các nguyên tắc tiếp theo sẽ được Luật Hoàng Anh làm rõ ở Phần 2.
Luật Hoàng Anh
Để nhận tin tức và quà tặng từ Luật Hoàng Anh